Bài 1: Đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và trả lời các câu hỏi sau: a. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? b. Vấn đề chính được n

By Kaylee

Bài 1: Đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và trả lời các câu hỏi sau:
a. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
b. Vấn đề chính được nói đến trong văn bản là gì? Nêu luận điểm chính của văn bản.
c. Tìm dẫn chứng trong văn bản chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta trong hai thời kì sau đây:
Trong lịch sử
Trong kháng chiến chống pháp.
d. Nhận xét về giá trị nghệ thuật của phép liệt kê đối các biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân ta.
Bài 2: nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 8-10 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

0 bình luận về “Bài 1: Đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và trả lời các câu hỏi sau: a. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? b. Vấn đề chính được n”

  1. Bài 1:

    a. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận

    b. Vấn đề chính được nói đến trong văn bản là tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Luận điểm chính của văn bản là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

    c. Dẫn chứng trong văn bản chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta trong hai thời kì sau đây: Trong lịch sử:

    “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu , Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

    Trong kháng chiến chống pháp:

    + “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược dến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.”

    + “Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.”

    + “Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,..”

    d. Các hình ảnh so sánh trong bài:

    – Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước

    → Cách so sánh cụ thể, độc đáo làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc

    – Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo.

    ⇒ Giá trị của tinh thần yêu nước khi lộ ra, khi lại bị ẩn đi. Cách nhấn mạnh vào nhiệm vụ của tác giả đã làm tinh thần yêu nước trở thành sức mạnh chống kẻ thù.

    Bài 2: 

    Quan văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, truyền thống yêu nước của nhân dân ta là 1 truyền thống tốt đẹp, cần phát huy. Truyền thống ấy nằm ở trong tim mỗi ng, khi đất nước lâm nguy sẽ lộ ra 1 cách rõ rệt trở thành sực mạnh đứng lên chống lại kẻ thù dù có bao nhiêu chông gai, cho dù ngày thường có lạnh nhạt vô tâm đến mức nào. Truyền thống yêu nước được truyền lại từ ông cha ta thời sơ khai lập nghiệp đến đời con cháu bây h, nó truyền lại qua từng thế hệ con ng Việt Nam, con cháu Lạc Hồng. Em cảm thấy thật sự rất tự hào vì truyền thống yêu nc của nhân dân ta.

    Chúc bạn học tốt!

    @duonghaophuong 

    (Yêu cầu ko coppy dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép của chủ ctl – Bài hoàn toàn tự làm ko coppy mạng)

    Xin ctlhn nhé! 

    Trả lời

Viết một bình luận