Bài 1: .Hãy nhận biết từng dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:. a/ HCl ,H2SO4, K2SO4. . b/ HCl, H2SO4 , HNO3, KOH. c/ CuSO4, AgNO3, NaCl. d/

Bài 1: .Hãy nhận biết từng dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:.
a/ HCl ,H2SO4, K2SO4. . b/ HCl, H2SO4 , HNO3, KOH.
c/ CuSO4, AgNO3, NaCl. d/ NaOH, HCl, NaNO3, NaCl.
Bài 2: Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các kim loại sau:
a) Al, Fe, Cu. b) Al, Ag, Mg.
Bài 3: Cho 200ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch BaCl2 .
a. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch BaCl2 ?
b. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành ?

0 bình luận về “Bài 1: .Hãy nhận biết từng dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:. a/ HCl ,H2SO4, K2SO4. . b/ HCl, H2SO4 , HNO3, KOH. c/ CuSO4, AgNO3, NaCl. d/”

  1. 1.

    a) -Trích mẫu thử

    – Cho quỳ tím vào từng mẫu thử

    + Hóa đỏ là HCl, H2SO4

    + Quỳ tím không đổi màu là K2SO4

    – Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ

    + Xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4

    + Không phản ứng là HCl

    pthh: BaCl2 + H2SO4 —> BaSO4 (kết tủa) + 2HCl

    b) -Trích mẫu thử

    – Cho quỳ tím vào từng mẫu thử 

    + Quỳ tím hóa đỏ là HCl, H2SO4, HNO3

    + Quỳ tím hóa xanh là KOH

    – Cho dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ

    + Xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4

    + Không phản ứng là HCl, HNO3

    – Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu còn lại

    + Xuất hiện kết tủa trắng là HCl

    + Không phản ứng là HNO3

    pthh: BaCl2 + H2SO4 —> 2HCl + BaSO4 (kết tủa)

              AgNO3 + HCl —> AgCl (kết tủa) + HNO3

    c) -Trích mẫu thử

    – Cho dung dịch BaCl2 vào mẫu thử

    + Xuất hiện kết tủa trắng là CuSO4

    + Không phản ứng là AgNO3, NaCl

    – Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu còn lại

    + Xuất hiện kết tủa trắng là NaCl

    + Không phản ứng là AgNO3

    pthh: BaCl2 + CuSO4 —> BaSO4 (kết tủa) + CuCl2

              AgNO3 + NaCl —> AgCl (kết tủa) + NaNO3

    d) -Trích mẫu thử

    -Cho quỳ tím vào từng mẫu thử

    + Quỳ tím hóa đỏ là HCl

    + Quỳ tím hóa xanh là NaOH

    + Quỳ tím không đổi màu là NaCl, NaNO3

    – Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử còn lại

    + Xuất hiện kết tủa trắng là NaCl

    + Không phản ứng là NaNO3

    pthh: AgNO3 + NaCl —> AgCl (kết tủa) + NaNO3

    2.

    a) – Trích mẫu thử

    – Cho dung dịch HCl vào mẫu thử

    + Có khí thoát ra là Al, Fe

    + Không phản ứng là Cu

    – Cho dung dịch NaOH vào 2 mẫu còn lại

    + Có khí thoát ra là Al

    + Không phản ứng là Fe

    pthh: Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2

    2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2

    2Al + 2NaOH + 2H2O —> 2NaAlO2 + 3H2

    b) – Trích mẫu thử

    – Cho dung dịch HCl vào mẫu thử

    + Có khí thoát ra là Al, Mg

    + không phản ứng là Ag

    – Cho dung dịch NaOH vào 2 mẫu còn lại

    + Có khí thoát ra là Al

    + Không phản ứng là Mg

    pthh:

    Mg + 2HCl —> MgCl2 + H2

    2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2

    2Al + 2NaOH + 2H2O —> 2NaAlO2 + 3H2

    3. Đổi: 200ml = 0,2 l ; 250ml = 0,25 l

    nH2SO4 = 0,2 . 1 = 0,2 (mol)

    a) pthh: BaCl2 + H2SO4 —> BaSO4 + 2HCl

    pt(mol)     1      :     1        :        1         :    2

    đb(mol)     0,2   :    0,2      :      0,2        :     0,4 (kê theo mol H2SO4 tính ở trên)

    =>CMddBaCl2 = 0,2 : 0,25 = 0,8 (M)

    b) mBaSO4 = 0,2 . 233 = 46,6 (g)

    c) CMddHCl = 0,4 : (0,2 + 0,25) = 0,89 (M)

    Chúc bạn học tốt ^^

    Bình luận

Viết một bình luận