Bài 1: Khí oxi nặng hơn không khí bao nhiêu lần. A. 1,1 lần B. 0,55 lần C. 0,90625 lần D. 1,8125 lần Câu 2: Đốt cháy 3,1

By Faith

Bài 1: Khí oxi nặng hơn không khí bao nhiêu lần.
A. 1,1 lần B. 0,55 lần C. 0,90625 lần D. 1,8125 lần
Câu 2: Đốt cháy 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được?
A. 1,3945 g B. 14,2 g C. 1,42 g D. 7,1 g
Câu 3: Cháy mạnh, sáng chói, không có khói là hiện tượng của phản ứng
A. C + O2 → CO2 B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
C. 2Cu + O2 → 2CuO D. 2Zn + O2 → 2ZnO
Câu 4: Cháy trong oxi với lửa nhỏ có màu xanh nhạt, cháy trong không khí mãnh liệt hơn là hiện tượng của phản ứng
A. 4P + 5O2 → 2P2O5 B. S + O2 → SO2
C. C + O2 → CO2 D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
Câu 5: Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là phản ứng
A. 4P + 5O2 → 2P2O5 B. 2Cu + O2 → 2CuO
C. S + O2 → SO2 D. 2 Zn + O2 → 2 ZnO

0 bình luận về “Bài 1: Khí oxi nặng hơn không khí bao nhiêu lần. A. 1,1 lần B. 0,55 lần C. 0,90625 lần D. 1,8125 lần Câu 2: Đốt cháy 3,1”

  1. Bài 1:

    Ta có:$\frac{M_{O_2}}{M_{KK}}$ =$\frac{32}{29}$ ≈1,1 (lần)

    ⇒Chọn đáp án : A

    Bài 2:

    n P=$\frac{3,1}{31}$ =0,1 (mol)

    $4P+5O_2\xrightarrow{t^o}2P_2O_5$

    0,1→0,125                         (mol)

    m $O_2$=0,125.32=4 (g)

    ⇒Ko có đáp án nào trong đáp án trên

    Câu 3:

    $3Fe + 2O_2 \xrightarrow{t^o} Fe_3O_4$

    Cháy mạnh, sáng chói, không có khói là hiện tượng hiện tượng của pứ trên

    ⇒Chọn đáp án : B

    Câu 4:

    $S + O_2\xrightarrow{t^o} SO_2$

    Cháy trong oxi với lửa nhỏ có màu xanh nhạt, cháy trong không khí mãnh liệt hơn là hiện tượng của phản ứng trên

    ⇒Chọn đáp án : B

    Câu 5:

    $4P + 5O_2 \xrightarrow{t^o} 2P_2O_5 $

    Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là hiện tượng của pứ trên

    ⇒Chọn đáp án : A

    ———————–Nguyễn Hoạt———————-

     

    Trả lời
  2. Đáp án:1.A  2.D  3.B  4.B   5.A   

     

    Giải thích các bước giải:

    1.

    do2/kk=32/39≈1,1lần

    2.

    np=3,1/31=0,1mol

    4P=5O2→2P2O5

    0,1→0,05mol

    mp205=0,05.142=7,1g

    3.

    Khi cho Fe cháy trong bình đựng khí oxi xảy ra mãnh liệt có ánh sáng chối và các hoạt động nóng và nâu xuất hiện đó là Fe3O4

    Trả lời

Viết một bình luận