Bài 1. Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ta phải làm gì? (Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu)
0 bình luận về “Bài 1. Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ta phải làm gì? (Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu)”
Đáp án: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là một điều được đặt lên hàng đầu để phát triển đất nước.Khi thấy ai không thích học Tiếng Việt , hãy giải thích những điều hay và tốt đẹp của Tiếng Việt. Đồng thời , ta nên phê phán những người chê cười Tiếng Việt và không thích Tiếng Việt. Ngoài ra , ta nên phát huy những gì có trong Tiếng Việt để Tiếng Việt được tồn tại và sẽ không bị mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Ta phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt , bởi nếu ta không làm như vậy thì sự trong sáng sẽ không còn và Tiếng Việt cũng sẽ không còn. Bởi vì vậy , ta cần nên giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. Cách diễn đạt này đôi khi sẽ gây nên sự khó hiểu, làm mất đi tính mạch lạc của đoạn hội thoại. Đồng thời, do ngôn ngữ còn tác động đến quá trình hình thành nhân cách, sử dụng tràn lan các từ ngữ nước ngoài không tránh được việc tạo ra tâm lí sính ngoại, coi nhẹ văn hóa cũng như đồ dùng Việt Nam. Sinh thời, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Thiết nghĩ, học theo những tấm gương ấy, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả chúng ta cần ý thức được vẻ đẹp, giá trị của tiếng mẹ đẻ, nâng niu, giữ gìn nó trong từng lời nói hàng ngày. Bởi, đúng như nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là một cách để ta thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
Đáp án: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là một điều được đặt lên hàng đầu để phát triển đất nước.Khi thấy ai không thích học Tiếng Việt , hãy giải thích những điều hay và tốt đẹp của Tiếng Việt. Đồng thời , ta nên phê phán những người chê cười Tiếng Việt và không thích Tiếng Việt. Ngoài ra , ta nên phát huy những gì có trong Tiếng Việt để Tiếng Việt được tồn tại và sẽ không bị mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Ta phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt , bởi nếu ta không làm như vậy thì sự trong sáng sẽ không còn và Tiếng Việt cũng sẽ không còn. Bởi vì vậy , ta cần nên giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. Cách diễn đạt này đôi khi sẽ gây nên sự khó hiểu, làm mất đi tính mạch lạc của đoạn hội thoại. Đồng thời, do ngôn ngữ còn tác động đến quá trình hình thành nhân cách, sử dụng tràn lan các từ ngữ nước ngoài không tránh được việc tạo ra tâm lí sính ngoại, coi nhẹ văn hóa cũng như đồ dùng Việt Nam. Sinh thời, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Thiết nghĩ, học theo những tấm gương ấy, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả chúng ta cần ý thức được vẻ đẹp, giá trị của tiếng mẹ đẻ, nâng niu, giữ gìn nó trong từng lời nói hàng ngày. Bởi, đúng như nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là một cách để ta thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.