Bài 1: Quãng đường từ A đến B dài 180 km. Một ô tô đi từ A đến B hết 3 giờ. Cùng lúc đó một xe máy đi từ B về A với vận tốc bằng 1/2 vận tốc của ô tô.

Bài 1: Quãng đường từ A đến B dài 180 km. Một ô tô đi từ A đến B hết 3 giờ. Cùng lúc đó một xe máy đi từ B về A với vận tốc bằng 1/2 vận tốc của ô tô. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai xe gặp nhau?
Bài 2: Một hình lập phương có tổng diện tích xung quanh và diện tích toàn phần là 490 cm2. Hỏi thế tích của hình lập phương đó là bao nhiêu?

0 bình luận về “Bài 1: Quãng đường từ A đến B dài 180 km. Một ô tô đi từ A đến B hết 3 giờ. Cùng lúc đó một xe máy đi từ B về A với vận tốc bằng 1/2 vận tốc của ô tô.”

  1. Đáp án + Giải thích các bước giải:

    1)

    Vận tốc ô tô là:

         `180:3=60(km//giờ)`

    Vận tốc xe máy là:

         `60xx1/2=30(km//giờ)`

    Tổng vận tốc 2 xe là:

         `60+30=90(km//giờ)`

    Thời gian để 2 xe gặp nhau là:

         `180:90=2(giờ)`

              Đáp số: `2\ giờ`

    2)

    Gọi cạnh hình lập phương là `a`. Theo đề bài ta có:

    `axxaxx4+axxaxx6=490`

    `axxaxx(4+6)=490`

    `axxaxx10=490`

    `axxa=490:10`

    `axxa=49`

    `axxa=7xx7`

    `a=7`

    Thể tích hình lập phương đó là:

         `7xx7xx7=343(cm^3)`

              Đáp số: `343cm^3`

     

    Bình luận
  2. Bài 1 :

       Vận tốc của chiếc ô tô đó là :

         180 : 3 = 60 ( km / giờ )

        Vận tốc của chiếc xe máy đó là :

          60 : 2 = 30 ( km / giờ )

        Thời gian để 2 chiếc xe đó gặp nhau là :

          180 : ( 60 + 30 ) = 2 ( giờ )

                              Đáp số : 2 giờ . 

    Bài 2 :

    Nhận xét : Tổng của diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương là diện tích 10 mặt của hình lập phương đó .

       Diện tích mỗi mặt của hình lập phương là :

          490 : 10 = 49 ( cm² )

    Vì 49 = 7 x 7 nên độ dài của cạnh hình lập phương là : 7 cm .

        Thể tích hình lập phương là :

           7 x 7 x 7 = 343 ( cm³ )

                       Đáp số : 343 cm³ .

    Bình luận

Viết một bình luận