Bài 1: Tìm n ∈ Z để n²+9n+7 là bội của n+2 Bài 2: Cho a+5b chia hết cho 7( a,b ∈ N). CMR 10a+b chia hết cho 7. Điều ngược lại có đúng ko? Bài 3: Tìm

Bài 1: Tìm n ∈ Z để n²+9n+7 là bội của n+2
Bài 2: Cho a+5b chia hết cho 7( a,b ∈ N). CMR 10a+b chia hết cho 7. Điều ngược lại có đúng ko?
Bài 3: Tìm x ∈ Z biết: -12(x-5) + 7(3-x) = 5
Làm giúp mình nha
Cần gấp

0 bình luận về “Bài 1: Tìm n ∈ Z để n²+9n+7 là bội của n+2 Bài 2: Cho a+5b chia hết cho 7( a,b ∈ N). CMR 10a+b chia hết cho 7. Điều ngược lại có đúng ko? Bài 3: Tìm”

  1. Bài 1:

    Ta có: `n^2 + 9n + 7` là bội của `n + 2`

    `=> n^2 + 9n + 7` chia hết cho `n + 2`

    `=> n^2 + 2n + 7n + 14 – 7` chia hết cho `n + 2`

    `=> n (n + 2) + 7 (n + 2) – 7` chia hết cho `n + 2`

    Vì `n (n + 2)` và `7 (n + 2)` đều chia hết cho `n + 2`

    nên `7` chia hết cho `n + 2`

    `=> n + 2 ∈ Ư(7) = {-7 ; -1 ; 1 ; 7}`

    `=> n ∈ {-9 ; -3 ; -1 ; 5`} thỏa mãn `n ∈ Z`

    Bài 2:

    Ta có: a + 5b chia hết cho 7

    => 10a + 50b chia hết cho 7

    => 49b + (10a + b) chia hết cho 7

    Vì 49b chia hết cho 7 nên 10a + b chia hết cho 7

    => đpcm

    Ta có điều ngược lại: nếu 10a + b chia hết cho 7 thì a + 5b chia hết cho 7

    Ta có: 10a + b chia hết cho 7

    => 50a + 5b chia hết cho 7

    => a + 5b + 49a chia hết cho 7

    Vì 49a chia hết cho 7 nên a + 5b chia hết cho 7

    => điều ngược lại đúng 

    Bài 3:

    `-12 (x – 5) + 7(3 – x) = 5`

    `-12x + 60 + 21 – 7x = 5`

    `-12x – 7x = 5 – 60 – 21`

    `-19x = -76`

    `x = -76 : (-19)`

    `x = 4`

    Vậy `x = 4`.

    Chúc bạn học tốt!

    Bình luận
  2. Bài 1 :

    $\ n^{2} + 9n + 7$ là bội của $n + 2$

    ⇒ $\ n^{2} + 9n + 7 \vdots n + 2$

    $\ ⇒ n . n + 2n + 7n + 7 \vdots n + 2$

    $\ ⇒ n(n + 2) + 3n + 6 + 4n + 1 \vdots n + 2$ mà $\ n(n + 2) \vdots n+2$

    $\ ⇒ 3(n + 2) + 4n + 8 – 7 \vdots n+2$ mà $\ 3(n + 2) \vdots n+2$

    $\ ⇒ 4(n + 2) – 7 \vdots n+2$

    $\ ⇒ 7 \vdots n+2$

    $\ ⇒ (n  +2) ∈ Ư(7)$

    $\text{⇒ (n + 2) ∈ { 1 ; -1 ; 7 ; -7 }}$

    $\text{⇒ n ∈ { -1 ; -3 ; 5 ; -9 }}$

    Vậy $\text{n ∈ { -1 ; -3 ; 5 ; -9 }}$

    Bài 2 :  

      Ta có : $\ a + 5b \vdots 7$

    $\ ⇒ 10(a + 5b) \vdots 7$

    $\ ⇒ 10a + 50b \vdots 7$

    $\ ⇒ 10a + b + 49b \vdots 7$

    $\ ⇒ 10a + b \vdots 7$ $\ (đpcm)$

      Ta lại có :

      $\ 10a + b \vdots 7$

    $\ ⇒ 10a + 49b + b \vdots 7$

    $\ ⇒ 10a + 50b \vdots 7$

    $\ ⇒ 10(a + 5b) \vdots 7$ mà $\ ƯCLN(10,7) = 1$
    $\ ⇒ a + 5b \vdots 7$

    Vậy $\ 10a +b \vdots 7$ và điều ngược lại cũng đúng.

    Bài 3 :

    $\ -12(x – 5) + 7(3 – x) = 5$

    $\ ⇒ [-12x – (-60)] + (21 – 7x) = 5$

    $\ ⇒ (-12x – 7x) + (60 + 21) = 5$

    $\ ⇒ -19x + 81 = 5$

    $\ ⇒ -19x = -76$

    $\ ⇒ x = 4 ∈ Z$ (thỏa mãn)

    Vậy $\ x = 4$

    Bình luận

Viết một bình luận