Bài 1: Tìm những dẫn chứng trong văn bản Trong lòng mẹ thể hiện những rung động cực điểm của chú bé Hồng.
0 bình luận về “Bài 1: Tìm những dẫn chứng trong văn bản Trong lòng mẹ thể hiện những rung động cực điểm của chú bé Hồng.”
‘Trong lòng mẹ” để lại ám ảnh, day dứt trong người đọc về tình cảm mà chú bé Hồng dành cho người mẹ của mình. Đồng thời,“Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại’.
Đoạn trích khiến người đọc xúc cảm trước một tâm hồn nhạy cảm , trong trắng, thơ ngây của một trái tim luôn tôn thờ người mẹ – bé Hồng. Mẹ của em là người thật đáng thương trước những hủ tục khắt khe của xã hội, những định kiến nghiệt ngã của người đời trói buộc, đọa đày người phụ nữ.
Trước hết đó là cảm giác đau đớn xót xa đến tận cùng trước những lời miệt thi, xóc xỉa cay nghiệt của bà cô với những câu chuyện được thêu dệt nên “gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà bị cái tội goá chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực”. Trước sự lăng nhục một cách trắng trợn của “người bà cô bên chồng”, Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức: “Cổ họng nghẹn ứ lại ,khóc không ra tiếng”. Đây là đỉnh cao trong tâm trạng, sự phẫn nộ lên đến tột bậc để hiện ra nguyên vẹn là tình cảm chân thực dành cho mẹ không hề giấu giếm.
Đó còn là sự căm ghét đến cao độ những cổ tục . Chú bé căm thù những hủ tuch, những thành kiến đến độ “Giá như những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay mà lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát”.
Để rồi trước những rắp tâm tanh bẩn của bà cô em một mực chối bỏ, những hủ tục em một mực căm ghét, chỉ còn tình yêu với mẹ mãi vẫn vẹn nguyên, niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm. Thoáng thấy người ngồi trên chiếc xe kéo, em cất tiếng gọi như xé cả không gian ““Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”. Rồi em lại lo lắng hồi hộp khi sợ nhận nhầm người mà mình gọi là “mợ. Thật may mắn và xúc động, người ngồi trên chiecs xe kéo ấy chính là người mẹ thân thương của em trở về trong niềm vui, hân hoan và hạnh phúc của đứa con trai bé bỏng.
Đến cuối cùng đó là nềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. Đó là những giọt nước mắt nưc nở khi xe chạy chầm chậm lại và đó người ngồi trên xe kéo chính là mẹ chủa chú bé. Hình ảnh mẹ ” với gương mặt tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn, má hồng và hơi thở thơm tho” mà chú hằng mong nhớ nay trở nên thật chân thật, gần gũi hơn bao giờ hết khi được gặp lại mẹ, được mẹ ôm ấp, vỗ về. Trong lòng cậu bé Hồng giờ đây chỉ còn niềm vui sướng tột độ vì cậu thấy rằng mẹ mình không phải như những gì bà cô nói, mẹ vẫn tươi đẹp. Phải như bé Hồng trong phút lăn vào lòng mẹ, “được bàn tay mẹ vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng cho”, mới cảm thấy hết một nỗi “êm dịu vô cùng” mà chỉ mẹ mới có thể cho ta. Trong lòng mẹ bé Hồng đã quên đi tất cả những cay đắng tủi cực, những lời xúc xiểm của bà cô. Bé Hồng được sống những giây phút thần tiên hạnh phúc hiếm hoi nhất, quả là giản dị và thiêng liêng, hiện thực mà lãng mạn, mơ mộng.
Như vậy, Trong lòng mẹ chính là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
* Những dẫn chứng trong văn bản ” Trong lòng mẹ ” thể hiện những rung động cực điểm của chú bé Hồng :
+ Sự cực điểm về cảm xúc tủi cực, đau khổ trong cuộc hội thoại với bà cô :
– Lúc đầu chỉ là khoé mắt cay cay, lòng thắt lại nhưng sau khi nghe bà cô kéo dài, ngân ra rõ ngọt từ ” em bé ” thì nước mắt chảy ròng ròng và chan hòa đầm đìa , xoáy tận tâm can.
– Sự cực điểm về cảm xúc phẫn nộ thể hiện ở suy nghĩ ” Giá như những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay mà lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát”.
+ Sự cực điểm về cảm xúc hạnh phúc, sung sướng khi gặp và ngồi trong lòng mẹ :
– Lúc ngồi lên xe thì ríu chân lại rồi oà khóc nức nở và không đoái hoài tới mọi thứ xung quanh, chỉ tận hưởng trọn vẹn những sự ấm áp, niềm sung sướng khi được ngồi trong lòng mẹ.
‘Trong lòng mẹ” để lại ám ảnh, day dứt trong người đọc về tình cảm mà chú bé Hồng dành cho người mẹ của mình. Đồng thời, “Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại’.
Đoạn trích khiến người đọc xúc cảm trước một tâm hồn nhạy cảm , trong trắng, thơ ngây của một trái tim luôn tôn thờ người mẹ – bé Hồng. Mẹ của em là người thật đáng thương trước những hủ tục khắt khe của xã hội, những định kiến nghiệt ngã của người đời trói buộc, đọa đày người phụ nữ.
Trước hết đó là cảm giác đau đớn xót xa đến tận cùng trước những lời miệt thi, xóc xỉa cay nghiệt của bà cô với những câu chuyện được thêu dệt nên “gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà bị cái tội goá chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực”. Trước sự lăng nhục một cách trắng trợn của “người bà cô bên chồng”, Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức: “Cổ họng nghẹn ứ lại ,khóc không ra tiếng”. Đây là đỉnh cao trong tâm trạng, sự phẫn nộ lên đến tột bậc để hiện ra nguyên vẹn là tình cảm chân thực dành cho mẹ không hề giấu giếm.
Đó còn là sự căm ghét đến cao độ những cổ tục . Chú bé căm thù những hủ tuch, những thành kiến đến độ “Giá như những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay mà lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát”.
Để rồi trước những rắp tâm tanh bẩn của bà cô em một mực chối bỏ, những hủ tục em một mực căm ghét, chỉ còn tình yêu với mẹ mãi vẫn vẹn nguyên, niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm. Thoáng thấy người ngồi trên chiếc xe kéo, em cất tiếng gọi như xé cả không gian ““Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”. Rồi em lại lo lắng hồi hộp khi sợ nhận nhầm người mà mình gọi là “mợ. Thật may mắn và xúc động, người ngồi trên chiecs xe kéo ấy chính là người mẹ thân thương của em trở về trong niềm vui, hân hoan và hạnh phúc của đứa con trai bé bỏng.
Đến cuối cùng đó là nềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. Đó là những giọt nước mắt nưc nở khi xe chạy chầm chậm lại và đó người ngồi trên xe kéo chính là mẹ chủa chú bé. Hình ảnh mẹ ” với gương mặt tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn, má hồng và hơi thở thơm tho” mà chú hằng mong nhớ nay trở nên thật chân thật, gần gũi hơn bao giờ hết khi được gặp lại mẹ, được mẹ ôm ấp, vỗ về. Trong lòng cậu bé Hồng giờ đây chỉ còn niềm vui sướng tột độ vì cậu thấy rằng mẹ mình không phải như những gì bà cô nói, mẹ vẫn tươi đẹp. Phải như bé Hồng trong phút lăn vào lòng mẹ, “được bàn tay mẹ vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng cho”, mới cảm thấy hết một nỗi “êm dịu vô cùng” mà chỉ mẹ mới có thể cho ta. Trong lòng mẹ bé Hồng đã quên đi tất cả những cay đắng tủi cực, những lời xúc xiểm của bà cô. Bé Hồng được sống những giây phút thần tiên hạnh phúc hiếm hoi nhất, quả là giản dị và thiêng liêng, hiện thực mà lãng mạn, mơ mộng.
Như vậy, Trong lòng mẹ chính là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
* Những dẫn chứng trong văn bản ” Trong lòng mẹ ” thể hiện những rung động cực điểm của chú bé Hồng :
+ Sự cực điểm về cảm xúc tủi cực, đau khổ trong cuộc hội thoại với bà cô :
– Lúc đầu chỉ là khoé mắt cay cay, lòng thắt lại nhưng sau khi nghe bà cô kéo dài, ngân ra rõ ngọt từ ” em bé ” thì nước mắt chảy ròng ròng và chan hòa đầm đìa , xoáy tận tâm can.
– Sự cực điểm về cảm xúc phẫn nộ thể hiện ở suy nghĩ ” Giá như những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay mà lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát”.
+ Sự cực điểm về cảm xúc hạnh phúc, sung sướng khi gặp và ngồi trong lòng mẹ :
– Lúc ngồi lên xe thì ríu chân lại rồi oà khóc nức nở và không đoái hoài tới mọi thứ xung quanh, chỉ tận hưởng trọn vẹn những sự ấm áp, niềm sung sướng khi được ngồi trong lòng mẹ.