Bài 1: Tìm phép ẩn dụ trong ví dụ dưới đây và chỉ ra nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thương vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi! (Nguyễn Viết Bình)
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)
Bao giờ cá chép hóa rồng
Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa. (Ca dao)
Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. (Nguyễn Duy)
mình đang cần câu trả lời gấp, mong mọi người giúp.
*Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thương vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi!
– Phép ẩn dụ hình thức: mặt trời xanh
– Nét tương đồng: lá cọ có hình tròn và các phần giống với tia mặt trời
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
– Phép ẩn dụ hình thức: thép
– Nét tương đồng: Thép rất cứng nên thường được lấy làm trụ, ý của tác giả là bài thơ cần có cái cốt cứng, chắc chắn.
Bao giờ cá chép hóa rồng
Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa.
– Phép ẩn dụ: cá chép hóa rồng
– Nét tương đồng: cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng, thành công. Khi nào đạt được những thành công, thì phải đền ơn, báo hiếu cha mẹ.
Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. (Nguyễn Duy)
– Phép ẩn dụ: ”đi”
– Nét tương đồng:
+ Từ ”đi” (1): sống hết cả một cuộc đời.
+ Từ ”đi” (2): hiểu, thấy, dùng hết những tình cảm, ước mong, khuyên nhủ của mẹ.
Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thương vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi! (Nguyễn Viết Bình)
– Phép ẩn dụ: mặt trời xanh
– Nét tương đồng: Lá cọ thì có các lá xòe ra, tỏa rộng nên được so sánh ngầm giống như mặt trời đang tỏa những tia nắng.
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)
– Phép ẩn dụ: thép
– Nét tương đồng: thép là một kim loại chắc chắn. Bác đã nói ”trong thơ nên có thép” nhằm nhấn mạnh với các nhà thơ rằng thơ cần phải có sức mạnh giống như thép, thơ phải giống như một loại vũ khí có thể đấu tranh cách mạng, tố cáo lên án những hành vi sai trái của địch.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)
– Đây là phép hoán dụ nhé
Bao giờ cá chép hóa rồng
Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa. (Ca dao)
– Phép ẩn dụ: cá chép hóa rồng
– Nét tương đồng: cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng, thành công, may mắn. Tức là khi nào mà đạt được những thành công, thành tựu vang dội thì việc trước tiên là phải đền ơn, báo hiếu cha mẹ.
Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. (Nguyễn Duy)
– Phép ẩn dụ ”đi”
– Nét tương đồng
+ Từ ”đi” (1): đi ở đây là sống hết cả một cuộc đời.
+ Từ ”đi” (2): đi ở đây có nghĩa là không thể hiểu hết được cũng như không thể đếm được, cảm nhận hết được tình cảm mà mẹ dành cho con. Tình cảm mà mẹ dành cho con chứa đọng trong từng câu hát, lời ru, là một thứ tình cảm thiêng liêng và bao la.