Bài 1 (trang 133 sgk Lịch sử 8): Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?
Bài 2 (trang 133 sgk Lịch sử 8): Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?
Bài 1 (trang 133 sgk Lịch sử 8): Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?
Bài 2 (trang 133 sgk Lịch sử 8): Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?
Bài 1 :
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác nhau so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời:
– Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).
– Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
– Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
– Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.
– Về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động…
– Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
– Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
Bài 2 :
– Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng trung du và miền núi nổ ra muộn nhưng lại kéo dài (phong trào diễn ra đồng thời với cuộc xâm lược, bình định của Pháp).
– Phong trào diễn ra rộng khắp như ớ Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc.
– Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
cho mik ctlhn nhé no copy
Bài 1:
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
– Về mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
– Về lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
– Về lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
– Về địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
– Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,…
– Về thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
– Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
– Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
Bài 2:
Em nhận xét về phong trào kháng chiến chống Pháp của đòng bào miền núi cuối thế kỉ XIX:
– Thời gian: phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi nổ ra sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
– Quy mô: diễn ra rộng khắp ở cả Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc,…
– Ý nghĩa: Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
– Nguyên nhân thất bại: Hoạt động riêng lẻ, thiếu liên kết nên dễ bị tiêu di