Bài 1 (trang 136 sgk Lịch sử 8): Kể tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX. Trình bày nội dung một số đề nghị cải cách. Bài 2 (trang 136 sgk Lịch sử 8):

Bài 1 (trang 136 sgk Lịch sử 8): Kể tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX. Trình bày nội dung một số đề nghị cải cách.
Bài 2 (trang 136 sgk Lịch sử 8): Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được ?

0 bình luận về “Bài 1 (trang 136 sgk Lịch sử 8): Kể tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX. Trình bày nội dung một số đề nghị cải cách. Bài 2 (trang 136 sgk Lịch sử 8):”

  1. Bài 1 : 

    – Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

    – Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

    – Nguyễn Trường Tộ (1863 – 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

    – Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

    Bài 2 : 

    – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.

    – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

    Cho mik ctlhn và 5 sao nhé 

    Bình luận
  2. Bài 1.

    – Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

    – Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

    – Nguyễn Trường Tộ (1863 – 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

    – Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

    Bài 2.

    – Các cải cách còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm tới vấn đề cơ bản của thời đại: Giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: Mâu thuẫn của nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

    – Do triều đình nhà Nguyễn bảo thủ.

    Bình luận

Viết một bình luận