Bài 1: Trong bài thơ ‘Quê hương’ em thích nhất câu thơ hay khổ thơ nào? Giải thích vì sao em thích bằng một đoạn văn ít nhất 8 dòng. Bài 2: bài học rú

By Allison

Bài 1: Trong bài thơ ‘Quê hương’ em thích nhất câu thơ hay khổ thơ nào? Giải thích vì sao em thích bằng một đoạn văn ít nhất 8 dòng.
Bài 2: bài học rút ra từ bài thơ ‘Đi đường’ trình bày thành một đoạn văn( 5-8 dòng).
GIÚP MÌNH VỚI MÌNH CẦN GẤP !!! CẢM ƠN RẤT NHIỀU

0 bình luận về “Bài 1: Trong bài thơ ‘Quê hương’ em thích nhất câu thơ hay khổ thơ nào? Giải thích vì sao em thích bằng một đoạn văn ít nhất 8 dòng. Bài 2: bài học rú”

  1. B1

    “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
     Đây là khổ thơ em yêu thích nhất trọg bài thơ  “Quê hương” của Tế Hanh. Đoạn thơ tả hình ảnh con thuyèn và con người trở về sau một ngày lao động vất vả. Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.

    B2:

    Những bài học rút ra cho bản thân:

          +) Muốn đến đích con người phải vượt qua nhiều gian khổ, vất vả giống như việc đi đường. Khi tự trải nghiệm, chúng ta mới có thể thấu hiểu hết những khó khăn. Qua đó, chúng ta cũng cảm thông và chia sẻ  hơn với những người khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn

             +)Đối diễn với muôn trùng khó khăn đó, con người phải có ý chí quyết tâm, nghị lực và niềm tin để đạt tới mục tiêu của mình. Đó là bài học về tinh thần kiên cường và rèn luyện bản lĩnh cho mỗi chúng ta.

                +)Khi đạt tới mục tiêu, lên tới đỉnh cao của ước mơ và lí tưởng, con người có thể mở rộng tầm mắt mình trước thế giới bao la. Vượt qua được gian lao chồng chất sẽ có được thắng lợi vẻ vang

    =>  Như vậy bài học từ bài thơ Đi đường chính là tinh thần kiên cường, bền bỉ, nghị lực vượt qua mọi khó khăn và gian khổ để bước đến thành công. Như lời của cụ Nguyễn Bá Học từng nói: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

    Trả lời

Viết một bình luận