Bài 1: Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc? Tá dụng của những ch

Bài 1: Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc? Tá dụng của những chính sách đó là gì?
Bài 2: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơ là gì?
Bài 3: Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục, thi cử của thời Lê Sơ?
Bài 4: Em hãy trình bày sự phát triển của các loại hình nghệ thuật dân gian của nước ta vào thế kỉ XVII-XVIII?
Bài 5: Nhà Nguyễn đã lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
( Trả lời thật chi tiết giúp mình nha )

0 bình luận về “Bài 1: Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc? Tá dụng của những ch”

  1. Câu 1 a. Kinh tế:

    * Nông Nghiệp:

        – Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

        – Kết quả: Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại.

    * Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

        – Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế.

        – Mở cửa ải thông chơi búa.

    b. Phát triển văn hóa dân tộc:

        – Ban bố Chiếu lập học.

        – Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.

        .- Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

    => Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

    Câu 2

     

    – Ý nghĩa lịch sử:

    + Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê 

    + Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. 

    + Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
     

    – Nguyên nhân thắng lợi:

    + Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.

    + Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. 

    Câu 3

    – Tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ với ý thức đề cao vị trí của một dân tộc “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

        – Nhà nước Lê sơ sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, các khoa thi được tổ chức đều đặn 3 năm 1 lần ở đại phương cũng như ở kinh đô. Số người đỗ đạt ngày càng nhiều, trình độ dân trí được nâng cao.

        – Số trường học tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng.

    Câu 4

    Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ…), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
    Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào… thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
    Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ… ở nước ta thời bấy giờ.

    Câu 5

     Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

        – Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố, vua Nguyễn điều hành mọi công việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

        – Ban hành bộ “Hoàng triều luật lệ” (Luật Gia Long).

        – Xây dựng quân đội nhiều binh chủng.

    cho mình ctlhn nhé#yêu sử#

       

    Bình luận

Viết một bình luận