Bài 2 (5 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: (1)Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng b

Bài 2 (5 điểm):
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
(1)Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. (2)Thảo quả chín dần. (3) Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4)Rừng ngập hương thơm. (5)Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. (6)Rừng sáy ngây và ấm nóng. (7)Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
1/ a – Đoạn văn trên trích trong bài……………………………………………của tác giả…………………..
b – Em hãy chuyển hai câu (4) và (5) thành một câu ghép: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c – Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số: ………………………………………
2/ a – Ghi ra các từ láy có trong đoạn văn? ………………………………………………………………………………………
b – Phân tích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu số (3) ……………………………………………………………………………………… …….…………………………………………………………………………
3/ a – Đoạn văn trên thuộc thể loại miêu tả hay kể chuyện? Vì sao? …………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………
b – Tại sao nhà văn lại so sánh “Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày… nhấp nháy vui mắt”? …………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….…………………… ………………………………………………………………
Bài 3 (5 điểm). Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời nổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay…
(Trích “Hà Nội” – Trần Đăng Khoa)
1/ – Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái gì?
………………………………………………………………………………………………………………..
Em hiểu thế nào về hình ảnh ngọn Tháp Bút “viết thơ lên trời cao”? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2/ Nhà thơ nói đến “xanh cây, trăng vàng, hoa… ở Ba Đình, chùa Một Cột, phủ Tây Hồ có phải chỉ để nói đến cảnh đẹp Hà Nội hay còn để nói đến điều gì khác nữa? Nếu có thì đó là điều gì? ……………………………………………………………………………………… …….…………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………… …………………………………………

0 bình luận về “Bài 2 (5 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: (1)Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng b”

  1. 1-bài Mùa thảo quả, của tác giả Ma Văn Kháng

    2-rừng ngập mặn có hương thơm quyến rũ và rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới dáy rừng

    Bình luận
  2. Bài 2:

    1.

    a-Đoạn văn trên trích trong bài Mùa thảo quả của tác giả Ma Văn Kháng

    b-Rừng ngập hương thơm và sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng

    c-Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số (3)

    2.

    a-Các từ láy có trong đoạn văn:đột ngột,chon chót,nhấp nháy

    b-→Trạng ngữ: Dưới đáy rừng,tựa như đột ngột

    Chủ ngữ: bỗng rực lên những chùm thảo quả

    →Vị ngữ: đỏ chon chót như chứa lửa, chứa nắng

    3.

    a-Đoạn văn trên thuộc thể loại miêu tả vì nó nói đến tính chất, đặc điểm của thảo quả 

    b-Vì để làm cho hình ảnh thảo quả thêm sinh động,giàu tính gợi hình và dễ hình dung

    Bài 3:

    1.

    Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ đó chính là cái quạt điện

    -Em hiểu trên Tháp Bút bên hồ Gươm có khắc ba chữ theo kiểu chữ Hán: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Từ đó tác giả đã miêu tả khiến cho hình ảnh kì vĩ và nên viết bài thơ này đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu Hà Nội cùng lòng tự hào dân tộc

    2.

    – Khi nói đến “xanh cây”, “trăng vàng” và “hoa” ở Hà Nội, tác giả Trần Đăng Khoa  miêu tả cảnh thiên nhiên thủ đô nhưng vẫn còn một ý nghĩa nữa đó chính là khẳng định tinh thần sống lạc quan của những người con Hà Nội.Dù có ra sao chăng nữa thì phong cách sống,sự sống,nét đẹp văn hóa của người Hà Nội vẫn được giữ gìn trọn vẹn

    #Lazy warriors

    @Xin ctrlhn ạ

    Bình luận

Viết một bình luận