Bài 2: Xác định phép tu từ và phân tích tác dụng của phép tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung : a/ …(1) Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm t

Bài 2: Xác định phép tu từ và phân tích tác dụng của phép tu từ đó trong
việc biểu đạt nội dung :
a/ …(1) Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu,
bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở
đầu đêm ca Huế. (2)Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn,
mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. (3) Tiếng đàn lúc
khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
b/ “…Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo
rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn
man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam
xuân, tương tư khúc, hành vân(…) Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có
buồncảm bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng,
trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
c/ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ
thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới
bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy ướt như chuột lột.Tình cảnh
trông thật là thảm.
d/ Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra
ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm
chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì n\nước, vì dân, vì sự
nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

0 bình luận về “Bài 2: Xác định phép tu từ và phân tích tác dụng của phép tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung : a/ …(1) Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm t”

  1. a. Liệt kê: “lưu thủy, kim tiền, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt”, “ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi”.

    Tác dụng: cho thấy sự phong phú, đặc sắc của ca Huế và sự linh hoạt, đa dạng trong cách biểu diễn ca Huế của các nhạc công. Qua đó cho thây sự am hiểu tường tận và niềm tự hào của tác giả dành cho ca Huế.

    b. Liệt kê: “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”, “nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân”, “có sôi nổi, tươi vui, có buồncảm bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”, ” tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”

    Tác dụng: cho thấy sự phong phú, đa dạng của các khúc ca Huế. Qua đó cho thây sự am hiểu tường tận và niềm tự hào của tác giả dành cho ca Huế.

    c. Liệt kê: “kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ”

    Tác dụng: cho thấy sự vất vả, cực nhọc, thảm thương của người dân hộ đê. Qua đó thấy được sự thương cảm của tác giả dành cho họ.

    d. Liệt kê: “vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”

    Tác dụng: cho thấy phẩm chất vì nước vì dân cao quý của Bác Hồ. Qua đó thật được sự cảm phục, kính yêu, mến mộ và tác giả dành cho Bác. 

    Bình luận

Viết một bình luận