Bài 2: Cho 7,74g hỗn hợp Mg, Al vào 500ml dung dịch X chứa 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và 8,736 lít H2 (đktc). a.Dung dich B có dư ax

Bài 2: Cho 7,74g hỗn hợp Mg, Al vào 500ml dung dịch X chứa 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và 8,736 lít H2 (đktc).
a.Dung dich B có dư axit hay không?
b.Tính % m các chất trong hỗn hợp đầu?

0 bình luận về “Bài 2: Cho 7,74g hỗn hợp Mg, Al vào 500ml dung dịch X chứa 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và 8,736 lít H2 (đktc). a.Dung dich B có dư ax”

  1. `a,`

    Đặt công thức axit chung là `HX`

    `->n_{HX}=n_{HCl}+2n_{H_2SO_4}`

    `->n_{HX}=0,5.1+2.0,5.0,5=1(mol)`

    `n_{H_2}=\frac{8,736}{22,4}=0,39(mol)`

    Bảo toàn `H`

    `->n_{H(tạo \ khí )}=2n_{H_2}=0,39.2=0,78<1(mol)`

    `->HX` dư

    `b,`

    Gọi `a,b` lần lượt là số mol `Mg` và `Al`

    `->24a+27b=7,74(1)`

    `Mg+2HX->MgX_2+H_2`

    `2Al+6HX->2AlX_3+3H_2`

    Theo phương trình

    `n_{H_2}=a+1,5b`

    `->a+1,5b=0,39(2)`

    Từ `(1)` và `(2)` ta có hệ

    $\begin{cases}24a+27b=7,74\\a+1,5b=0,39\\\end{cases}$

    $\to \begin{cases}a=0,12(mol)\\b=0,18(mol)\\\end{cases}$

    `->%m_{Mg}=\frac{0,12.24}{7,74}.100=37,21%`

    `->%m_{Al}=100-37,21=62,79%`

    Bình luận

Viết một bình luận