Bài 20 1tại sao phải thu hoạch đúng lúc nhanh gọn và cẩn thận? 2bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào? 3người ta thường chế biến nông sả

Bài 20
1tại sao phải thu hoạch đúng lúc nhanh gọn và cẩn thận?
2bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?
3người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào?cho ví dụ
Bài 22
1em cho rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?
2em cho biết nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới là gì?
Bài 23
1em cho biết nơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần có những yêu cầu gì?vì sao
2từ đất hoang để được đất gieo ươm,cần phải làm những công việc gì?
3nêu cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

0 bình luận về “Bài 20 1tại sao phải thu hoạch đúng lúc nhanh gọn và cẩn thận? 2bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào? 3người ta thường chế biến nông sả”

  1. Bài 20 :

    1.

    – Thu hoạch không đúng lúc: Sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản.

    ->Khi thu hoạch lúa quá chín dẫn đến hao hụt hạt bị rụng quá nhiều

    – Nhanh gọn để tránh thời kỳ cây trồng qua đợt thu hoạch sẽ cho sản lượng thấp

    – Trong quá trình thu hoạch cần cẩn thận để đạt được sản lượng tối đa cho cây, thu hoạch cẩu thả sẽ làm thất thoát về số lượng

    2,.

    Mục đích:

    -Hạn chế hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng nông sản

    Phương pháp bảo quản:

    -Bảo quản thông thoáng,bảo quản kín và bảo quản lạnh, phơi khô,phải sạch sẽ,ko giập nát,kho bảo quản phải cao ráo,thoáng khí

    3.

    Ngời ta chế biến nông sản bằng cách + VD

    Sấy khô: vải, nho, chuối, mít,…
    Chế biến thành tinh bột hay bột mịn: sắn, khoai,gạo,……
    Muối chua: cà pháo, cải bắp,…..

    Bài 22

    1.

    – Làm sạch môi trường không khí.

    – Làm cho vùng đồi núi đỡ bị sói mòn  

    – Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …

    2.

    Trồng rừng để phủ xanh đồi trọc. …

    + Trồng rừng sản suất: Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống, sản xuất.

    + Trồng rừng đặc dụng: vườn quốc gia, các khu bảo tồn.

    Bài 23

    1. 

    – Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

    – Độ pH từ 6 đến 7.

    2.

    • + Dọn cây hoang dại, cày sâu, bừa kĩ khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại, đập và san phẳng đất. Như vậy chúng ta sẽ có đất tơi xốp.
    • 3.
    • + Dọn cây hoang dại, làm đất tơi xốp và tạo nền đất gieo

    Bình luận
  2. Bài 20:

    1.

    – Thu hoạch không đúng lúc: Sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản. (Khi thu hoạch lúa quá chín dẫn đến hao hụt hạt bị rụng quá nhiều. Thu hoạch sớm quá, lúa còn xanh, chất lựơng không tốt).

    – Nhanh gọn để tránh thời kỳ cây trồng qua đợt thu hoạch sẽ cho sản lượng thấp

    – Trong quá trình thu hoạch cần cẩn thận để đạt được sản lượng tối đa cho cây, thu hoạch cẩu thả sẽ làm thất thoát về số lượng, giảm chất lượng.

    2.

    ĐHạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng nông sản.

    Các biện pháp bảo quản nông sản:

    – Bảo quản thông thoáng.

    – Bảo quản kín.

    – Bảo quản lạnh.

    3.

    -Người ta thường chế biến nông sản bằng cách:

    + Sấy khô: vải, nho, chuối, hồng…

    +Chế biến thành tinh bột hay bột mịn: sắn, khoai, ngô, đỗ…

    +Muối chua: bắp cải, cà pháo…

    +Đóng hộp: đào, mận, mơ…

    Bài 22:

    1.

    -Vai trò của rừng trong đời sống và sản xuất của xã hội:

    + Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.

    + Chống xói mòn, chắn gió, hạn chế tốc độ dòng chảy.

    + Nguyên liệu cho xuất khẩu.

    + Cung cấp nguyên liệu lâm sản cho gia đình.

    + Phục vụ nghiên cứu.

    + Phục vụ du lịch, giải trí

    2.

    – Nhiệm vụ trồng rừng nước ta trong thời gian tới là: Trồng rừng để phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:

    + Trồng rừng sản suất: Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống, sản xuất.

    + Trồng rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển.

    + Trồng rừng đặc dụng: vườn quốc gia, các khu bảo tồn.

    Bài 23:

    1

    Nơi đặt vườn ươm cây rừng cần có những yêu cầu sau:

    + Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

    + Độ pH từ 6 đến 7.

    + Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 2 đến 4 độ).

    + Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

    2.

    – Từ đất hoang thành đất ươm rừng ta cần làm những việc sau:

    + Dọn cây hoang dại, cày sâu, bừa kĩ khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại, đập và san phẳng đất. Như vậy chúng ta sẽ có đất tơi xốp.

    + Sau khi có đất tơi xốp chúng ta tiến hành lên luống hoặc đóng bầu đất.

    3.

    – Cách tạo nền đát gieo ươm cây trồng là :

    + Dọn cây hoang dại, làm đất tơi xốp và tạo nền đất gieo. Nền đất gieo ươm có thể là luống đất hay bầu đất.

    + Tiến hành lên luống và đào bầu đất.

    +Hướng luống là hướng bắc nam, bón phân lót là hỗn hợp phân vô cơ và phân hữu cơ theo công thức.

    + Vỏ bầu bằng nilon sẫm màu, ống nứa ống nhựa trong ruột chứa từ 80% đến 89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1% đến 2% supe lân.

                                                 Chúc bạn học tốt ạ!!!

    Bình luận

Viết một bình luận