Bài 20: Từ sau Trưng Vương-.Nam Đế Câu 1: Dựa vào sơ đồ ở mục 3 e có nhận xét gì về sự phân hóa nước ta? Câu 2: Thái độ của nhân dân ta với chính s

Bài 20: Từ sau Trưng Vương…..Nam Đế
Câu 1: Dựa vào sơ đồ ở mục 3 e có nhận xét gì về sự phân hóa nước ta?
Câu 2: Thái độ của nhân dân ta với chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ?

0 bình luận về “Bài 20: Từ sau Trưng Vương-.Nam Đế Câu 1: Dựa vào sơ đồ ở mục 3 e có nhận xét gì về sự phân hóa nước ta? Câu 2: Thái độ của nhân dân ta với chính s”

  1. Xã hội nước ta từ khi bị phong kiến phương Bắc thống trị lại tiếp tục phân hóa:

    – Tầng lớp thống trị có địa vị và quyền lực cao nhất là bọn quan lại, địa chủ người Hán.

    – Tầng lớp quí tộc người Âu Lạc bị mất quyền lực, trở thành những hào trưởng. Họ bị quan lại và địa chủ người Hán chèn ép, khinh rẻ nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong nhân dân.

    – Nông dân công xã trước đây, bao gồm nông dân và thợ thủ công.Từ khi bị đô hộ, một số giàu lên, song cũng có người nợ nần túng thiếu (do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng), một số trở thành nô tì hoặc nông nô, nông dân lệ thuộc, số này gọi chung là tầng lớp nghèo.

    Câu 1 :

    * Bước sang thời kì bị đô hộ, xã hội nước ta có nhiều biến chuyển:

    – Tầng lớp thống trị:

    + Có địa vị và quyền lực cao nhất không còn là vua nữa mà là quan lại đô hộ người Hán.

    + Tầng lớp quý tộc bị mất quyền lực, trở thành những hào trưởng người Việt.

    + Xuất hiện tầng lớp địa chủ người Hán.

    – Tầng lớp bị trị:

    + Tầng lớp nông dân công xã trước đây bị phân hóa thành hai bộ phận là: nông dân công xã và nông dân lệ thuộc (nợ nần túng thiếu do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng,…).

    * Nhận xét:

    – Do những chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của chế độ đô hộ đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

    – Xã hội phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Tầng lớp nghèo khổ ngày càng đông đảo.

    – Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn có tinh thần dân tộc, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

    câu 2 

    – Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

    – Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

    – Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,…

    – Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

                  Chúc bạn hok giỏi nha !

    Bình luận

Viết một bình luận