Bài 24
Đường lối kháng chiến của triều đình Huế có gì thay đổi sau chiến thắng Cầu Giấy tháng 12 năm 1873?
Tại sao quân đội triều đình ở Hà Nội đông hơn Pháp mà vẫn bị thua?
Em có nhận xét gì về Hiệp ước năm 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862?
Đường lối kháng chiến của triều đình Huế không có gì thay đổi, vì vậy đã không phát huy được chiến thắng cầu Giấy (12-1873), mà chỉ coi đây là một cơ hội để điều đình, thương lượng với Pháp. Hiệp ước cắt đất cầu hòa lần thứ hai (thừa nhận cho Pháp chiếm cả 6 tỉnh Nam Kì) đã nhanh chóng được kí kết vào ngày 15-5-1874
. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
Câu hỏi. Âm mưu của thực dân Pháp sau năm 1867?
Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào củng cố bộ máy cai trị và quân đội, đẩy mạnh việc bóc lột nhân dân Nam Kì bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nhân dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm chuẩn bị dư luận cho việc mở rộng đánh chiếm ra Bắc Kì.
Câu hỏi. Trước tình hình đó, thái độ của triều đình Huế như thế nào? Nhận xét?.
Triều đình Huế ngày càng đối lập sâu sắc với nhân dân. Triều đình Huế ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp; kìm hãm các ngành công nghiệp; đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân, nhượng bộ thực dân Pháp và tiếp tục muốn thương lượng để chia xẻ quyền thống trị với chúng.
Nhận xét: Chính sách kìm hãm sự phát triển của nhà Nguyễn => đó là một chính sách bảo thủ làm cho tình hình đất nước suy yếu. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân dã nổi dậy đấu tranh khắp nơi.
Câu hỏi. Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867?
Thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì, đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân Nam Kì, mở đường đào tạo tay sai… Chuẩn bị cho việc đánh chiếm Bắc Kì.
Trong khi đó triều đình Huế ngày càng bi đát, kinh tế khó khăn, thiên tai mất mùa, tài chính thiếu hụt, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được duy trì.
Khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi.
Tình hình đó tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng ra Bắc Kì.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
Câu hỏi. Tại sao đến năm 1873 quân Pháp ở Nam Kì lại triển khai mở rộng đánh chiếm Bắc Kì?
Bộ máy cai trị của Pháp ở Nam Kì đã được củng cố. Triều đình Huế suy yếu, nhu nhược, không có phản ứng gì đáng kể.
Câu hỏi. Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
Thực hiện kế hoạch đánh Bắc Kì đã được vạch ra từ trước:
Cuối 1872, chúng cho lái buôn Đuy-puy gây rối ở Hà Nội nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.
Lấy cớ giải quyết vụ gây rối của lái buôn Đuy-puy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.
Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20-11-1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.
Câu hỏi. Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?
Quân triều đình ở Hà Nội đông nhưng trang bị vũ khí thô sơ, triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Vì vậy, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy không bảo vệ được thành vì diễn ra đơn lẻ không có sự hỗ trợ của các nơi.
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874).
Câu hỏi. Nhân dân Hà Nội tiến hành kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Ngay từ khi quân Pháp chiếm Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. Đêm đêm, các toán nghĩa binh tấn công địch, đốt kho đạn địch. Ở cửa ô Thanh Hà (nay là Ô Quan Chưởng), một đội nghĩa binh đã anh dũng chặn đánh địch và hi sinh đến người cuối cùng để bảo vệ thành Hà Nội.
Câu hỏi. Nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đã đấu tranh chống thực dân Pháp như thế nào?
Tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. Ở Thái Bình và Nam Định, có căn cứ kháng chiến của cha con Nguyễn Mậu Kiến và Phạm Văn Nghị…
Câu hỏi. Em hãy so sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất?
Thái độHành độngNhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc KìKiên quyết chống giặc.Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.Triều đìnhKhông kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết.- Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì.
– Làm thất thủ thành Hà Nội.
– Kí Hiệp ước Giáp Tuất (15-3- 1874