Bài 24 : Hiệp ước Nhâm Tuất Bài 25 : Tên hiệp ước và mốc thời gian (nhớ 4 hiệp ước , mốc thời gian , nhớ các cuộc khởi nghĩa, mốc thời gian , lãnh đạo

Bài 24 : Hiệp ước Nhâm Tuất
Bài 25 : Tên hiệp ước và mốc thời gian (nhớ 4 hiệp ước , mốc thời gian , nhớ các cuộc khởi nghĩa, mốc thời gian , lãnh đạo)
Bài 26 : phần II những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Tần Vương (điển hình nhất?)
Bài 27 : Khởi nghĩa Yên Thế

0 bình luận về “Bài 24 : Hiệp ước Nhâm Tuất Bài 25 : Tên hiệp ước và mốc thời gian (nhớ 4 hiệp ước , mốc thời gian , nhớ các cuộc khởi nghĩa, mốc thời gian , lãnh đạo”

  1. 24

    * Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5- 6 -1862):  

    – Triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.

    – Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

    + Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

    + Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

    – Triều đình kí hiệp ước này là vì:  Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc

    25

    * Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5- 6 -1862):  

    * Hiệp ước Giáp Tuất (ngày 15 – 03 – 1974)

    * Hiệp ước Hác Măng (ngày 25-8-1883):

    * Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Ngày 6-6-1884):

    26

    1-Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892

    )2-Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 – 1887 )

    3-Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896 )

    4-Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913 )

    27

    c. Diễn biến: Chia làm 3 giai đoạn.

    + Giai đoạn 1884-1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự phối hợp thống nhất.Lãnh đạo có uy tín nhất thời kỳ này là Đề Nắm.

    + Giai đoạn: 1893-1908: Lãnh đạo là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám)

    Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. Thời kỳ này nghĩa quân phải 2 lần hòa hoãn với thực dân Pháp để có thời gian xây dựng quân đôi, chăm lo sản xuất và tích trữ lương thực…

    Trong thời kỳ này, nhiều nhà yêu nước như Phan Bội châu, Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.

    + Giai đoạn 1909 – 1913:Pháp tập trung lực lượng mở nhiều cuộc bao vây, hành quân, càn quét, lực lượng nghĩa quan hao mòn dần.

    Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại. Khởi nghĩa kết thúc.

    *  Ý nghĩa:

    Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng oanh liệt của nông dân. Ngay cả khi các phong trào khác đã tan rã nhưng phong trào nông dân Yên Thế vẫn tồn tại bền bỉ và gây cho Pháp nhiều tổn thất. Cuộc khởi nghĩa góp phần làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam.

    – Qua cuộc khởi nghĩa, chứng tỏ tinh thần và khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

    1. Khởi nghĩa Yên Thế (1895- 1913) có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?(Nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?)

    – Về thời gian: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng gần 30 năm (1895- 1913), gây cho địch nhiều tổn thất.

    – Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương). Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng “Cần Vương” mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.

    – Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

    – Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống. Nghĩa quân chiến đấu rất quyết liệt, có lối đánh linh hoạt, cơ động buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

    – Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

    Bình luận

Viết một bình luận