Bài 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhấ

By Melanie

Bài 29
CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
A. Từ năm 1897 đến năm 1912
B. Từ năm 1897 đến năm 1913
C. Từ năm 1897 đến năm 1914
D. Từ năm 1897 đến năm 1915
Câu 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân
Pháp đã áp dụng chính sách gì?
A. Cướp đoạt ruộng đất.
B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
C. Thu tô nặng.
D. Lập đồn điền.
Câu 3. Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
A. Sản xuất xi măng và gạch ngói.
B. Khai thác than và kim loại.
C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
D. Khai thác điện, nước.
Câu 4. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra mấy bậc. Đó là những
bậc nào?
A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.
B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học.
C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.
D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
Câu 5. Chính sách nào dưới đây là Chính sách thâm độc nhất mà thực dân Pháp áp
dụng trên lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam?
A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp,
C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.
Câu 1: Mục đích của các chính sách khai thác thuộc địa của Pháp là gì ?
Câu 2: Em thấy tổ chức giáo dục ngày nay có gì khác so với giáo dục Pháp thời
thực hiện khai thác thuộc địa ?

0 bình luận về “Bài 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhấ”

  1. Câu 1: C

    Câu 2:A

    Câu 3:B

    Câu 4:C

    Câu 5:A

    Câu 1:Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương

    Câu 2:Đầu năm 1917, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp từng bước chuẩn bị đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Việt Nam, khác với chương trình khai thác lần một thực dân Pháp chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách giáo dục Pháp – Việt toàn diện trên đất nước Việt Nam. Đánh dấu bằng một sự kiện quan trọng, ngày 21 – 12 – 1917 sau khi Albert Sarraut được tái bổ nhiệm giữ chức Toàn quyền Đông Dương, ông đã chính thức đặt ngồi bút ký vào bản Nghị định ban hành bộ “Học chính tổng quy” và đến tháng 3 – 1918 ông gửi thông tri triển khai nội dung chương trình giáo dục mới cho tất cả các tỉnh thành 3 miền Bắc, Trung, Nam để áp dụng thực hiện [1; 83]

    Trả lời
  2. Câu 1. C. Từ năm 1897 đến năm 1914

    Câu 2. A. Cướp đoạt ruộng đất.

    Câu 3. B. Khai thác than và kim loại.

    Câu 4. C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học

    Câu 5. A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.

    Câu 1: Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.

    Câu 2: 

    Trả lời

Viết một bình luận