Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại C . Kẻ CI vuông góc với AB .Kẻ IH vuông góc với AC ,IK vuông góc với BC A) chứng minh IA=IB B) chứng minh IH=IK C) c

Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại C . Kẻ CI vuông góc với AB .Kẻ IH vuông góc với AC ,IK vuông góc với BC
A) chứng minh IA=IB
B) chứng minh IH=IK
C) chứng minh HK song song với AC .

0 bình luận về “Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại C . Kẻ CI vuông góc với AB .Kẻ IH vuông góc với AC ,IK vuông góc với BC A) chứng minh IA=IB B) chứng minh IH=IK C) c”

  1. Sửa đề bài: Cho tam giác ABC cân tại C. Kẻ CI vuông góc với AB. Kẻ IH vuông góc với AC, IK vuông góc với BC.

    a) Chứng minh IA = IB?

    b) Chứng minh IH = IK?

    c) Chứng minh HK song song với AB?

    Giải thích các bước giải:

    – Áp dụng chủ yếu TH bằng nhau của tam giác vuông: cạnh huyền – góc nhọn.

    – Áp dụng quan hệ từ vuông góc – song song.

    Trình bày lời giải:

    a, Xét `ΔAIC` và `ΔBIC`, ta có:

    – `AC = BC` (vì `ΔABC` cân tại `C`)

    – `\hat{A} = \hat{B}` (vì `ΔABC` cân tại `C`)

    – `\hat{CIA} = \hat{CIB} = 90^0` (vì `CI ⊥ AB`)

    `⇒ ΔAIC = ΔBIC` (cạnh huyền – góc nhọn).

    `⇒ IA = IB` (2 cạnh tương ứng)  (đpcm).

    b, Vì `ΔAIC = ΔBIC` (câu a) `⇒ \hat{ACI} = \hat{BCI}` (2 góc tương ứng)

    Xét `ΔCHI` và `ΔCKI`, ta có:

    – `CI`: cạnh chung.

    – `\hat{ACI} = \hat{BCI}` (cmt)

    – `\hat{CHI} = \hat{CKI} = 90^0` (vì `IH ⊥ CH ; IK ⊥ CK`)

    `⇒ ΔCHI = ΔCKI` (cạnh huyền – góc nhọn).

    `⇒ IH = IK` (2 cạnh tương ứng)  (đpcm).

    c, Vì `ΔCHI = ΔCKI` (câu b) `⇒ CH = CK` (2 cạnh tương ứng).

    Gọi giao của `CI` và `HK` là `G`.

    Xét `ΔCHG` và `ΔCKG`, ta có:

    – `CH = CK` (cmt)

    – `\hat{ACI} = \hat{BCI}` (câu b)

    – `CG`: cạnh chung

    `⇒ ΔCHG = ΔCKG` `(c.g.c)`

    `⇒ \hat{CGH} = \hat{CGK}` (2 góc tương ứng)

    Mà 2 góc này kề bù `⇒ \hat{CGH} = \hat{CGK} = 90^0`

    `⇒ CG ⊥ HK`

    Mà `CG` kéo dài cũng vuông góc với `AB`

    `⇒ HK` // `AB` (quan hệ từ vuông góc đến song song)  (đpcm).

     

    Bình luận

Viết một bình luận