Bài 3 (CLS-TH)
a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế nhân đôi AND như thế nào? Nêu vai trò của nguyên tắc bổ sung trong cơ chế tự nhân đôi AND.
b. Hai gen B và b đều có chiều dài 4080A0, gen B có tỉ lệ = , gen b có tỉ lệ = .
- Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
- Trong 2 gen trên gen nào có cấu trúc bền vững hơn? Giải thích.
Bài 4 (C PBC)
Ở một gen, mạch 1 có %A – %X = 10% và %T – %X = 30%; mạch 2 có %X – %G = 20%. Xác định tỉ lệ % nuclêôtit loại G của gen.
Bài 3:
a. – Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN là: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
– Vai trò của nguyên tắc bổ sung trong cơ chế tự nhân đôi ADN: quá trình nhân đôi được diễn ra một cách chính xác giúp truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ tế bào.
b. – Hai gen B và b có chiều dài bằng nhau nên đều có số nu bằng nhau và bằng:
$4080 : 3,4 . 2 = 2400 (nu)$
– Số lượng nu từng loại của gen B là:
$A = T = 2400 : 2 : 4 = 300 (nu)$
$G = X = 2400 : 2: 4 . 3 = 900 (nu)$
– Số lượng nu từng loại của gen b là:
$A = T = 2400 : 2 : 5 . 2 = 480 (nu)$
$G = X = 2400 : 2 : 5 . 3 = 720 (nu)$
– Gen B có cấu trúc bền vững hơn gen b vì gen B có nhiều liên kết $H_{2}$ hơn (do có ít cặp A – T và nhiều cặp G – X hơn).
Câu 4:
– Mạch 1:
$\%A_{1}-\%X_{1}=10\%$ → $\%A_{1}=\%X_{1}+10\%$
$\%T_{1}-\%X_{1}=30\%$ → $\%T_{1}=\%X_{1}+30\%$
– Mạch 2:
$\%X_{2}-\%G_{2}=20\%$ → $\%G_{1}-\%X_{1}=20\%$
→ $\%G_{1}=\%X_{1}+20\%$
Mà $\%A_{1}+\%T_{1}+\%X_{1}+\%G_{1}=100\%$
→ $\%X_{1}+10\%+\%X_{1}+30\%+\%X_{1}+\%X_{1}+20\%=100\%$
→ $\%X_{1}=10%$
– Tỉ lệ nu loại G của gen là:
$G = (\%X_{1}+ \%G_{1}) : 2= 20\%$