Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 2,4 g kim loại magiê trong không khí. Sau phản ứng sản phẩm thu được là magiê oxit MgO. a) Tính thể tích Oxi đã dùng trong p

Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 2,4 g kim loại magiê trong không khí. Sau phản ứng sản phẩm thu được là magiê oxit MgO.
a) Tính thể tích Oxi đã dùng trong phản ứng.
b) Tính khối lượng oxit thu được.
c) Tính thể tích không khí cần dùng
(Biết Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí và các chất khí đều được đo ở đktc).

Bài 4. Đốt cháy 2,7 g nhôm trong 4,032 lít khí oxi ở đktc. Sau phản ứng thu được sản phẩm là nhôm oxit Al2O3.
a) Lập PTHH.
b) Sau phản ứng, chất nào còn dư? Và dư bao nhiêu mol.
c) Tính khối lượng sản phẩm thu được.

Bài 5. Đốt cháy 11,2g sắt trong 12,8 g oxi. Sau phản ứng thu được sản phẩm là oxit sắt từ Fe3O4.
a) Lập PTHH.
b) Sau phản ứng, chất nào còn dư và dư bao nhiêu mol?
c) Tính khối lượng sản phẩm thu được.

0 bình luận về “Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 2,4 g kim loại magiê trong không khí. Sau phản ứng sản phẩm thu được là magiê oxit MgO. a) Tính thể tích Oxi đã dùng trong p”

  1. Bài 3:

    nMg = m/M = 2,4/24 = 0,1 (mol)

    a) PT: Mg + O2 → (t ο) 2MgO

          n: 0,1 → 0,1    →        0,2    (mol)

      V O2 = n x 22,4 = 0,1 x 22,4 = 2,24 (lít)

    b) mMgO = n x M = 0,2 x 40 = 8 (g)

    c) Vkk = V O2 x 5 = 2,24 x 5 = 11,2 (lít)

    Bài 4:

    nAl = m/M = 2,7/27 = 0,1 (mol)

    n O2 = V/22,4 = 4,032/22,4 = 0,18 (mol)

    a)         PT:  4Al +    3O2 → (t ο) 2Al2O3

    n ban đầu:  0,1        0,18                      (mol)

    so sánh:     0,1/4 <  0,18/3

    ⇒ O2 dư, tính theo Al

    n phản ứng: 0,1  →  0,075     →    0,05 (mol)

    b) n O2 dư = n ban đầu – n phản ứng = 0,18 – 0,075 = 0,105 (mol)

    c) mAl2O3 = n x M = 0,105 x 102 = 10,71 (g)

    Bài 5:

    nFe = m/M = 11,2/56 = 0,2 (mol)

    n O2 = m/M = 12,8/32 = 0,4 (mol)

    a)         PT:  3Fe +    2O2 → (t ο) Fe3O4

    n ban đầu:  0,2        0,4                      (mol)

    so sánh:     0,2/3 <  0,4/2

    ⇒ O2 dư, tính theo Fe

    n phản ứng: 0,2  →  0,133    →   0,067 (mol)

    b) n O2 dư = n ban đầu – n phản ứng = 0,4 – 0,133 = 0,267 (mol)

    c) mFe3O4 = n x M = 0,067 x 232 = 15,544 (g)

    Bình luận

Viết một bình luận