Bài 4 : Các từ in nghiêng trong các kết hợp từ dưới đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ
nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a) Miệng cười tươi, miệng rộng thỡ sang, hỏ miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng
giếng, vết thương kín miệng, nhà có 5 miệng ăn.
b) Xương sườn, sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, sườn của bản báo cáo, đau sườn, đánh vào
sườn địch.
Bài 5 : Đặt 2 câu với mỗi từ sau để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
a, ngọt c, ăn
b, chạy d, mũi
Bài 6:
Tìm quan hệ từ và cặp quan hệ từ ( nếu… thì…. , với, và, hoặc, mà, của, hay) thích hợp với
mỗi chỗ trống trong từng câu dưới đây:
a. Bố muốn con đến trường … lòng hăng say … niềm phấn khởi.
b. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm … điếc … vẫn thích đi học.
c.Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài … các
thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gay gắt … trong tuyết rơi.
d. … phong trào học tập ấy bị ngừng lại … nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong
sự dã man.
Bài 7
a) Phân các câu sau thành hai loại: câu đơn và câu ghép:
– Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
– Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa.
– Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.
– Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
– Sầu riêng là loại trái quý của miễn Nam, nó có hương thơm ngào ngạt và vị ngọt của mật
ong già hạn.
– Ven sông Đồng Nai, nhà nào cũng trồng bưởi, tháng giêng, tháng hai, hoa bưởi nở trắng
vườn, trắng ngõ, trắng bờ bãi.
Giúp mình nhé, ai nhanh vote 5* + cảm ơn + trả lời hay nhất nha.
Bài 4 :
a,
– Miệng cười tươi : Nghĩa gốc
– Miệng rộng thì sang : Nghĩa gốc
– Há miệng chờ sung : Nghĩa gốc
– Trả nợ miệng : Nghĩa gốc
– Miệng bát : Nghĩa chuyển
– Miệng giếng : Nghĩa chuyển
– Vết thương kín miệng : Nghĩa chuyển
– Nhà có 5 miệng : Nghĩa chuyển
b,
– Xương sườn : Nghĩa gốc
– Sườn núi : Nghĩa chuyển
– Sườn nhà : Nghĩa chuyển
– Sườn xe đạp : Nghĩa chuyển
– Sườn của bản báo cáo : Nghĩa chuyển
– Đau sườn : Nghĩa gốc
– Đánh vào sườn địch : Nghĩa chuyển
Bài 5 :
a,
– Cái kẹo này rất ngọt.
– Giọng nói của cô ấy thật ngọt.
b,
– Anh ấy chạy rất nhanh.
– Họ đã phải chạy chữa khắp nơi để khỏi bệnh.
c,
– Tôi đang ăn cơm trưa.
– Khi em ra ruộng , thường bị nước ăn chân .
d,
– Chiếc mũi của cô ấy rất đẹp và cao.
– Cái mũi kim ấy rất sắc nhọn.
Bài 6 :
a, Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.
b, Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm và bị điếc mà vẫn thích đi học.
c, Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi.
d, Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Bài 7 :
– Câu đơn :
+ Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
+ Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.
– Câu ghép :
+ Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
+ Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa.
+ Sầu riêng là loại trái quý của miễn Nam, nó có hương thơm ngào ngạt và vị ngọt của mật ong già hạn.
+ Ven sông Đồng Nai, nhà nào cũng trồng bưởi, tháng giêng, tháng hai, hoa bưởi nở trắng vườn, trắng ngõ, trắng bờ bãi.
– CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!
Bài 4:
– Từ dùng theo nghĩa gốc: in đậm
– Từ dùng theo nghĩa chuyển: in nghiêng
a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng giếng, vết thương kín miệng, nhà có 5 miệng ăn.
b) Xương sườn, sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, sườn của bản báo cáo, đau sườn, đánh vào sườn địch.
Bài 5:
a. – Món chè này rất ngọt.
– Trời rét ngọt.
b. – Buổi sáng, tôi thường đi chạy bộ.
– Máy tính đang chạy thì bị ngắt vì mất điện.
c. – Tôi đang ăn cơm.
– Axit ăn mòn da.
d. – Mũi tôi khá to.
– Nó đang nói bằng cái giọng mũi.
Bài 6:
a. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.
b. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm và điếc mà vẫn thích đi học.
c. Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi.
d. Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Bài 7:
– Câu đơn:
+ Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
+ Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.
– Câu ghép:
+ Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
+ Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa.
+ Sầu riêng là loại trái quý của miễn Nam, nó có hương thơm ngào ngạt và vị ngọt của mật ong già hạn.
+ Ven sông Đồng Nai, nhà nào cũng trồng bưởi, tháng giêng, tháng hai, hoa bưởi nở trắng vườn, trắng ngõ, trắng bờ bãi.