Bài 4. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau: a. Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng

Bài 4. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau:
a. Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận.
b. Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm không giống nhiều loài hoa khác: Hoa giấy rời cành khi còn đẹp nguyên vẹn; những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.

0 bình luận về “Bài 4. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau: a. Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng”

  1. 4,

    a,

    Tác dụng :  Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

    +) Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả ; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, 

             ————Vế 1 —————–            ———–vế 2————–         

        chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận

    b,

    Tác dụng : Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

    +) Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm không giống nhiều loài hoa khác: Hoa

    giấy rời cành khi còn đẹp nguyên vẹn ; những cánh hoa mỏng tang rung rinh, 

    ——————-vế 1—————–          ————vế 2 ——————          

    phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa

              

    Bình luận
  2. 4. Tác dụng:

    `a` Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

    `b` Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

    $#moduycung$

    Bình luận

Viết một bình luận