Bài 5: Cho ΔABC vuông tại C (AC < BC), gọi I là trung điểm của AB. Kẻ IE ⊥ BC tại E, kẻ IF ⊥ BC tại F. a. Chứng minh tứ giác CEIF là hình ch

Bài 5: Cho ΔABC vuông tại C (AC < BC), gọi I là trung điểm của AB. Kẻ IE ⊥ BC tại E, kẻ IF ⊥ BC tại F. a. Chứng minh tứ giác CEIF là hình chữ nhật. b. Gọi H là điểm đối xứng của I qua F. Chứng minh rằng tứ giác CHFE là hình bình hành. CI cắt BF tại G, O là trung điểm của FI. Chứng minh ba điểm A, O, G thẳng hàng.

0 bình luận về “Bài 5: Cho ΔABC vuông tại C (AC < BC), gọi I là trung điểm của AB. Kẻ IE ⊥ BC tại E, kẻ IF ⊥ BC tại F. a. Chứng minh tứ giác CEIF là hình ch”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a.

    Vì ΔABC vuông tại C nên ∠C = 90o

    Ta lại có: IE ⊥ BC tại E và IF ⊥ AC tại F.

    ⇒ ∠E = 90o, ∠F = 90o

    Xét tứ giác IFCE ta có: ∠C = ∠E = ∠F = 90o

    ⇒ Tứ giác IFCE là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết).

    b.

    Vì tứ giác IFCE là hình chữ nhật nên IF = CE và IF // CE.

    Vì H là điểm đối xứng của I qua F nên IF = HF và H, F, I thẳng hàng.

    ⇒ CE = HF và CE // HF

    ⇒ Tứ giác CHFE là hình bình hàng (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

    c.

    *) Chứng minh A, G, E thẳng hàng

    Giả sử BF ∩ CI = {G}

    Xét tam giác ABC ta có:

    IA = IB

    IF // BC

    ⇒ F là trung điểm AC.

    Tương tự, E là trung điểm của BC

    ⇒ BF là đường trung tuyến của ΔABC; AE là là đường trung tuyến của ΔABC

    Mà CI là là đường trung tuyến của ΔABC và BF ∩ CI = {G}

    ⇒ G là trọng tâm của ΔABC

    ⇒ A, G, E thẳng hàng (1)

    *) Chứng minh A, O, E thẳng hàng

    Ta có:

    Mà O là trung điểm của IF nên O là trung điểm của AE.

    ⇒ A, O, E thẳng hàng (2)

    Từ (1) và (2) suy ra A, O, G thẳng hàng.

    Bình luận

Viết một bình luận