Bài 5:
Đốt cháy hoàn toàn 0,448 lit (đktc) một ankin A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm vào dd Ca(OH)2 dư, thấy xuất hiện 6 gam kết tủa.
a, Tìm công thức phân tử của A.
b, Viết PTHH của phản ứng khi cho A tác dụng với dd AgNO3 trong NH3.
Bài 6:
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dd brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lit hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Tính thể tíchkhí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y.
5) nAnkin=0,448/22,4=0,02 mol
mKết tủa=mCaCO3=6/100=0,06 mol
Bảo toàn số mol C ta được: nCaCO3=nCO2=0,06
a) Số C có trong ankin là : nC/nAnkin=0,06/0,02=3
–>Ankin đó là C3H4
b)CH=-C-CH3+AgNO3+NH3–>C3H3Ag+NH4NO3
Lưu ý: Tuy Ankin có 2 đồng phân nhưng chỉ có đồng phân chứa lk 3 ở Cacbo đầu tiên mới tác dung với dd AgNO3/NH3
6) m dd Br2 =10,8g tăng là do C2H4 và C2H2 pứ
Hỗn hợp khí thoát ra gồm C2H6 và H2 do ko td với dd Br2
M=8.2=16
m=16.0,2=3,2 g
Ap dụng đl bảo toàn khối lượng ta đc: mHH=m tăng+mkhí
<=>mhh=10,8+3,2
–>mhh=14g
Do số mol C2H2=nH2 nên ta gọi x là số mol của 2 chất
Ta có: 26x+2x=14 (M C2H2=26, M H2=2)
–>x=0,5 mol
Số mol nC2H2=nH2=0,5 mol
pthh: C2H2+5/2 O2–>2CO2+H20
0,5 ->1,25
2H2+O2–>2H20
0,5 ->0,25
n O2 tổng ở 2 pt trên là =1,25+0,25=1,5
–>V O2=1,5.22,4=33,6 L