Bài 5: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2) Tính số gam lưu huỳnh đã cháy. Tính số

Bài 5: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2)
Tính số gam lưu huỳnh đã cháy.
Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy.
Bài 6: Hãy cho biết 3. 1024 phân tử oxi có thể tích là bao nhiêu lít?
Bài 7: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?
Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Bài 8: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
Tính số gam sắt và thể tích oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ
​Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.
Bài 9: Đốt 5,6gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 9,6 gam khí oxi
Viết PTHH các phản ứng xảy ra
Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng
Bài 10: Có 2 lọ thuỷ tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí. Hãy nêu cách phân biệt 2 lọ.
Bài 11: Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 95% cacbon. Các tạp chất còn lại không cháy.
Bài 12: Viết những PTHH biểu diễn sự oxi hóa:
Đơn chất: Al, Zn, Fe, Cu, Na, C, S, P.
Hợp chất: CO, CH4, C2H2, C2H6O
một nguyên tố hoá trị (II) chứa 20% oxi theo khối lượng. Xác định CTPT của oxit.
Bài 13: Người ta điều chế kẽm oxit bằng cách đốt kẽm trong oxi.
Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để điều chế 40,5 gam kẽm oxit
Muốn có lượng oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam Kali clorat (KClO3) Nung 21,7 gam thuỷ ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được
Bài 14: Tính thể tích oxi thu được:
Khi phân huỷ 9,8 gam kali clorat trong PTN
Khi điện phân 36 Kg H2O trong công nghiệp
Bài 15: Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit và oxi.
Hãy viết PTHH của phản ứng
Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc)

0 bình luận về “Bài 5: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2) Tính số gam lưu huỳnh đã cháy. Tính số”

  1. Bài 5:
    nO2= 15/32= 0,46875(mol)
    nSO2= 19,2/64= 0,3(mol)
    PTHH: S + O2 -to-> SO2
    Ta có: 0,46875/1 > 0,3/1
    => O2 dư, SO2 hết. Tính theo nSO2
    => nS= nO2(p/ứ)= nSO2= 0,3(mol)
    a) mS= 0,3.32= 9,6(g)
    b) nO2 (dư)= 0,46875- 0,3= 0,16875 (mol)
    => mO2 (dư)= 0,16875. 32= 5,4(g)

    Bài 6:
    nO2= (3.10^24)/ (6.10^23)= 5(mol)
    => V(O2, đktc)= 5.22,4= 112(l)

    Bài 7:

    PTHH: 4P + 5O2 -to-> 2P2O5
    Ta có: nP= 6,2/31= 0,2(mol)
    nO2= 6,72/22,4= 0,3(mol)
    Ta có: 0,2/4 < 0,3/5
    => P hết, O2 dư, tính theo nP
    =>nO2 (p/ứ)= (5.0,2)/4= 0,25(mol)
    => nO2(dư)= 0,3-0,25= 0,05(mol)
    => mO2(dư)= 0,05.32=1,6(g)

    Bài 8:

    + PTHH: 3Fe + 2O2 -to-> Fe3O4 (1)
    nFe3O4= 2,32/232= 0,01(mol)
    => nFe= 0,01.3= 0,3(mol) => mFe= 0,03.56= 1,68(g)
    nO2= 2.0,01= 0,02(mol)=> V(O2, đktc)= 0,02. 22,4= 0,448(l)
    + PTHH: 2KMnO4 -to-> K2MnO4 + MnO2 + O2 (2)
    Ta có: nKMnO4 = 2.nO2(2)= 2. nO2(1)= 2.0,02= 0,04(mol)
    => mKMnO4 = 0,04.158= 6,32(g)

    úi chùi ui bài nhiều quá (mỏi tay) tí có hứng làm tiếp

    ko spam!!!!!

    Bình luận

Viết một bình luận