Bài 6 : Khử hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp gồm CuO và một oxit sắt (chưa rõ hóa trị) bằng khí H2 dư thu được 4,16 gam hỗn hợp hai kim loại. Hòa tan hỗn hợp

Bài 6 : Khử hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp gồm CuO và một oxit sắt (chưa rõ hóa trị) bằng khí H2 dư thu được 4,16 gam hỗn hợp hai kim loại. Hòa tan hỗn hợp hai kim loại này bằng dung dịch HCl dư, thoát ra 896 ml H2 (đktc). Tính khối lượng từng oxit trong hỗn hợp đầu và xác định công thức hóa học của oxit sắt ?
giúp e với các cô bác anh chị ơi

0 bình luận về “Bài 6 : Khử hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp gồm CuO và một oxit sắt (chưa rõ hóa trị) bằng khí H2 dư thu được 4,16 gam hỗn hợp hai kim loại. Hòa tan hỗn hợp”

  1. Đáp án:

     \(Fe_2O_3\)

    Giải thích các bước giải:

    Gọi công thức của oxit sắt là \(Fe_xO_y\)

    Phản ứng xảy ra:

    \(CuO + {H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}Cu + {H_2}O\)

    \(F{e_x}{O_y} + y{H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}xFe + y{H_2}O\)

    2 kim loại tạo ra gồm \(Fe;Cu\)

    Cho 2 kim loại tác dụng với \(HCl\) thì chỉ có \(Fe\) phản ứng

    \(Fe + 2HCl\xrightarrow{{}}FeC{l_2} + {H_2}\)

    Ta có:

    \({n_{{H_2}}} = \frac{{0,896}}{{22,4}} = 0,04{\text{ mol = }}{{\text{n}}_{Fe}}\)

    \( \to {m_{Fe}} = 0,04.56 = 2,24{\text{ gam}}\)

    \( \to  {m_{Cu}} = 4,16 – 2,24 = 1,92{\text{ gam}}\)

    Ta có:

    \({n_{Cu}} = \frac{{1,92}}{{64}} = 0,03{\text{ mol}} = {n_{CuO}}\)

    \( \to {m_{CuO}} = 0,03.(64 + 16) = 2,4{\text{ gam}}\)

    \( \to {m_{F{e_x}{O_y}}} = 5,6 – 2,4 = 3,2{\text{ gam}}\)

    \({n_{F{e_x}{O_y}}} = \frac{{{n_{Fe}}}}{x} = \frac{{0,04}}{x}{\text{ mol}}\)

    \( \to {M_{F{e_x}{O_y}}} = 56x + 16y = \frac{{3,2}}{{\frac{{0,04}}{x}}} = 80x\)

    \( \to 24x=16y \to x:y = 16:24 = 2:3\)

    Vậy oxit là \(Fe_2O_3\)

    Bình luận
  2. kluong giảm = 5,6 – 4,16 = 1.44 = m O(oxit) => n O (oxit) = 0.09 mol

    khi pư HCl dư, chỉ Fe phản ứng. nFe = nH2 = 0,04 mol

    =>mCu = 4,16 – 0,04 x 56 =1.92g => nCu = 0.03 mol = nCuO

    mFexOy = 5,6 – 0,03 x 80 = 3.2g

    m O (FexOy) = 3,2 – 0,04 x 56 = 0.96g => n O(FexOy) = 0.06 mol

    x/y = 0,04/0,06=2/3 => Fe2O3

     

    Bình luận

Viết một bình luận