Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 g chất hữu cơ A, sản phẩm thu được sau phản ứng dẫn lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng

Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 g chất hữu cơ A, sản phẩm thu được sau phản ứng dẫn lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng Ca(OH)2 dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình (1) tăng 2,7gam và bình 2 có 15 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của A biết trong phân tử của A chứa 2 nguyên tử oxi Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam chất hữu cơ A . Sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 20 gam kết tủa và khối lượng bình tăng lên 14,2 gam. Xác định công thức đơn giản nhất của A Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 1,4 gam chất hữu cơ A . Sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 10 gam kết tủa và khối lượng bình tăng lên 6,2 gam. Xác định công thức phân tử của A biết MA=28g/mol

0 bình luận về “Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 g chất hữu cơ A, sản phẩm thu được sau phản ứng dẫn lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng”

  1. Đáp án:

     Bài 8`:C_3H_6O_2`

    Bài 9 `:(CH_3O)_n`

    Bài 10`:C_2H_4`

    Giải thích các bước giải:

     Bài 8

    Ta có

    `\Delta_m=2,7(g)`

    `=>m_{H_2O}=2,7(g)`

    `=>n_{H_2O}=\frac{2,7}{18}=0,15(mol)`

    `n_{CaCO_3}=\frac{15}{100}=0,15(mol)`

    `CO_2+Ca(OH)_2->CaCO_3+H_2O`

    Theo phương trình

    `n_{CO_2}=n_{CaCO_3}=0,15(mol)`

    Bảo toàn nguyên tố `C` và `H`

    `=>m_{C}+m_{H}=0,15.12+0,15.2=2,1(g)`

    `=>m_{O}=3,7-2,1=1,6(g)`

    `=>n_{O}=\frac{1,6}{16}=0,1(mol)`

    Gọi CTPT của hợp chất `A` là `C_xH_yO_z`

    `x:y:z=0,15:0,3:0,1=3:6:2`

    `=>` CTPT của `A` là `C_3H_6O_2`

    Bài 9

    Ta có

    `CO_2+Ca(OH)_2->CaCO_3+H_2O`

    `n_{CaCO_3}=\frac{20}{100}=0,2(mol)`

    Theo phương trình

    `n_{CO_2}=n_{CaCO_3}=0,2(mol)`

    `\Delta_{m\text{Bình}}=14,2(g)`

    `=>m_{CO_2}+m_{H_2O}=14,2(g)`

    `=>0,2.44+m_{H_2O}=14,2`

    `=>m_{H_2O}=5,4(g)`

    `=>n_{H_2O}=\frac{5,4}{18}=0,3(mol)`

    Bảo toàn nguyên tố `C` và `H`

    `m_{C}+m_{H}=0,2.12+0,3.2=3(g)<6,2`

    `=>A` có `O`

    `=>m_{O}=6,2-3=3,2(g)`

    `=>n_{O}=\frac{3,2}{16}=0,2(mol)`

    Gọi CTPT của `A` là `C_xH_yO_z`

    `x:y:z=0,2:0,6:0,2=1:3:1`

    `=>` Công thức đơn giản nhất của `A` là `(CH_3O)_n`

    Bài 3

    `n_{CaCO_3}=\frac{10}{100}=0,1(mol)`

    `CO_2+Ca(OH)_2->CaCO_3+H_2O`

    Theo phương trình

    `n_{CO_2}=n_{CaCO_3}=0,1(mol)`

    Lại có

    `\Delta_m=6,2(g)`

    `=>m_{CO_2}+m_{H_2O}=6,2(g)`

    `=>m_{H_2O}=6,2-0,1.44=1,8(g)`

    `=>n_{H_2O}=\frac{1,8}{18}=0,1(mol)`

    Bảo toàn nguyên tố `C` và `H`

    `m_{C}+m_{H}=0,1.12+0,2=1,4(g)`

    `=>A` là hidrocacbon 

    Gọi CTPT của `A` là `C_xH_y`

    `x:y=0,1:0,2=1:2`

    `=>` Công thức đơn giản của `A` là `(CH_2)_n`

    Lại có `m_{(CH_2)_n}=28`

    `=>(12+2)n=28`

    `=>14n=28`

    `=>n=2`

    `=>` Công thức phân tử của `A` là `C_2H_4`

    Bình luận

Viết một bình luận