Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp A gồm một kim loại hóa trị I và oxit của nó có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1 trong dung dịch H2SO4 dư thì thu

Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp A gồm một kim loại hóa trị I và oxit của nó có tỉ lệ
số mol tương ứng là 2:1 trong dung dịch H2SO4 dư thì thu được 1,12 lit khí (đktc). Xác định kim
loại và oxit?
Bài 9: Hoà tan hoàn toàn 3,6 g một kim loại bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được
3,36 lít một chất khí ở đktc. Hãy xác định kim loại
Bài 10: Cho 10,8 gam kim loại hóa trị III tác dụng với Cl2 dư tạo ra 53,4 gam muối clorua. Kim
loại này là nguyên tố nào?

0 bình luận về “Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp A gồm một kim loại hóa trị I và oxit của nó có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1 trong dung dịch H2SO4 dư thì thu”

  1. Bài 9.

    Gọi tên kim loại cần tìm là A, hóa trị n

    PTHH: 2A + 2nHCl $→$ 2ACln + nH2

    $n_{H_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15(mol)$

    Theo PTHH $→$ $n_A=\dfrac{2}{n}\times n_{H_2}$ 

    $→$ $\dfrac{3,6}{M_A}=$ $\dfrac{0,3}{n}$ 

    $→$ $M_A=12n(g/mol)$

    Vì n là hóa trị của kim loại $→1≤n≤3$

    Xét từng trường hợp $→n=2;M_A=24(Mg)$ là phù hợp

    Bài 10: Gọi kim loại cần tìm là X $→$ muối clorua có CT: $XCl_3$

    PTHH: $2X+3Cl_2→2XCl_3$

    Theo PTHH $→n_X=n_{XCl_3}$
    $→$ $\dfrac{10,8}{M_X}=$ $\dfrac{53,4}{M_X+35,5\times 3}→M_X=27→X$ là $Al$ 

    Bình luận
  2. Gọi kim loại đó là M

    => Oxit: M2O

    Đặt số mol M2O là x thì số mol M là 2x

    => mA = mM2O + mM

    5,4=x(2MM+16)+2xMM

    5,4=4xMM+16x(1)

    Mặt khác: Khi cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 1,12 (l) khí ở đktc ( Khí đó chính là H2 )

    PTHH: 2M + H2SO4 ===> M2SO4 + H2

    M2O + H2SO4 ===> M2SO4 + H2O

    Ta có: nH2 = 1,12/22,4=0,05(mol)

    => nM = 0,1 (mol)

    => nM2O = 0,05 (mol) = x (2)

    Thay (2) vào (1) => 5,4 = 4xMM + 16x

    5,4=4×0,05×MM+16×0,05

    ⇒MM=23(gam/mol)

    => M là Natri (Na)

    Oxit: Na2O

     

    Bình luận

Viết một bình luận