Bài 9: Gạch chân dưới các quan hệ từ có trong đoạn văn: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen tren hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước

Bài 9: Gạch chân dưới các quan hệ từ có trong đoạn văn:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen tren hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
(Thạch Lam)
Bài 10: Chỉ ra lỗi dùng sai quan hệ từ trong các câu sau đây và sửa lại cho đúng.
a) Tôi mua một con gấu bông thật đẹp của em gái tôi.
b) Tuy lỡ mất chuyến xe buýt nhưng tôi đã đến muộn.
c) Qua ca dao giúp em hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa.
d) Đó là một bài hát rất hay. Không những ca từ đẹp. Bạn bè tôi ai cũng chép vào sổ tay bài hát này.
Bài 11: Chỉ ra tác dụng của phép liệt kê trong đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải)
Bài 12 : Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu văn sau:
Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình (1) hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương (2) dưới lòng đường (3) trên vỉa hè (4) trong cửa tiệm (5) Những cu li kéo xe tay phóng cật lực (6) bàn chân giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng (7) những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm (8) những sâu lạp sườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm (9) cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời …
(Theo Nguyễn Ái Quốc)
Bài 13 : Phân tích tác dụng của dấu chấm câu trong dòng thứ ba của văn bản dưới đây:
Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về. Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
(Tố Hữu)
giúp mk vs mk đg cần gấp nhanh và đúng vote 5s và ctrlhn ạ

0 bình luận về “Bài 9: Gạch chân dưới các quan hệ từ có trong đoạn văn: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen tren hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước”

  1. Bài 12: 

    (1) dấu phẩy

    (2) dấu chấm

    (3) dấu phẩy

    (4) dấu phẩy

    (5) dấu phẩy

    (6) dấu phẩy

    (7) dấu chấm phẩy

    (8) dấuchấm phẩy

    (9) dấu chấm

    Bình luận
  2. Bài 12:

    (1)dấu phẩy(vì đang nói tiếp câu)

    (2)dấu chấm.

    (3)dấu chấm phẩy(vì đang liệt kê).

    (4)dấu phẩy(vì đang liệt kê).

    (5)dấu phẩy(sau trạng ngữ là dấu phẩy).

    (6)dấu phẩy(đang nói về những cu li kéo xe,không thể dùng dấu chấm ở đây được)

    (7)dấu chấm(vì câu trước đã diễn tả xong câu)

    (8)Dấu chấm(vì câu trước đã diễn tả xong câu)

    (9)dấu phẩy.

    Bài9:quan hệ từ là:kia,và,của,như.

    Bài 10:

    a)của-sửa:cho.

    b)Tuy-nhưng là sai.

       Sửa:Tôi đã lỡ mất chuyến xe buýt vì đến muộn.

    c)Không những là dùng sai.

       Sửa:Đó là một bài hát rất hay và ca từ thật đẹp.Vì thế,Bạn bè tôi ai cũng chép vào sổ tay bài hát này.

    Bài 11:

    Tác dụng: -giúp người đọc như hoà mình vào bài thơ và cảm nhận được sự sâu sắc của bài thơ.

    – Làm cho bài thơ thêm hay ,sâu sắc và hấp dẫn người đọc hơn.

    Bài 12:

    Bình luận

Viết một bình luận