Bài phò giá về kinh
2 câu thơ đầu nhắc tới những địa danh nào? Địa danh đó gắn bó với sự kiện lịch sử nào?
Có nhận xét gì về cách dùng từ, sắp xếp ý giọng điệu của 2 câu đầu?
2 câu thơ đầu đã diễn tả nội dung gì?
Bài phò giá về kinh
2 câu thơ đầu nhắc tới những địa danh nào? Địa danh đó gắn bó với sự kiện lịch sử nào?
Có nhận xét gì về cách dùng từ, sắp xếp ý giọng điệu của 2 câu đầu?
2 câu thơ đầu đã diễn tả nội dung gì?
-Đầu mỗi câu thơ gắn với hai địa danh: Chương Dương, Hàm Tử đây là những địa danh chói lọi gắn liền với những chiến công lịch sử của dân tộc, nó cũng trở thành biểu tượng cho thắng lợi huy hoàng. Nhắc lại hai địa danh đó càng làm niềm vui, niềm tự hào được nhân lên hơn nữa.
-Hai cụm từ: Đoạt sáo (cướp giáo) và Cầm Hồ (bắt giặc) được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. Từ vua quan, tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào.
Hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ nhanh, gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt) thể hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của chiến trận. Tác giả không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.
-làm nổi bậc hai trận chiến ở Chương Dương và Hàm Tử.khẳng định đây là chiến thắng trước kẻ thù xâm lược và bộc lộ niềm tự hào dân tộc
– 2 câu có nhắc đến hai địa danh là Chương Dương độ và Hàm Tử quan.
– Hai địa danh trên đã nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
– Liên tục dùng những động từ mạnh như Đoạt, Cầm với giọng điệu anh hùng, hào kiệt.
– Hai câu cuối : tỏ lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
Cho mình Ctlhn nha !!!