Bài tập 1: a) Em tính xem từ sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta rơi vào tay nhà Triệu đến bấy giờ (năm 542) dân tộc ta đã bao nhiêu năm sống

Bài tập 1:
a) Em tính xem từ sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta rơi vào tay nhà Triệu đến bấy giờ (năm 542) dân tộc ta đã bao nhiêu năm sống dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc?
b) Chính sách cai trị bóc lột của nhà Lương còn tàn bạo và khốc liệt hơn thể hiện ở những điểm nào?
Bài tập 2
a) Nêu những việc làm của Lý Bí sau khi khởi nghĩa thắng lợi.
b) Em hiểu thế nào về ý nghĩa của các tên gọi “Vạn Xuân”, “Thiên Đức” ở trong bài?
Bài tập 3: Chính sách cai trị cuả các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta

0 bình luận về “Bài tập 1: a) Em tính xem từ sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta rơi vào tay nhà Triệu đến bấy giờ (năm 542) dân tộc ta đã bao nhiêu năm sống”

  1. bài 1 

    a)Nếu tính từ năm 179 TCN đến năm 542 thì sẽ là 721 năm (vì 179 + 542).

    b)

    – Phân biệt đối xử: không cho người Việt nắm giữ chức vụ
    quan trọng để chúng dễ bọc lột.
    – Biện pháp bóc lột: đặt ra hàng trăm thứ thuế, bóc lột dân ta.
    – Em thử hình dung tình cảnh nhân dân lúc bấy giờ: căm thù, oán hận
    quân Lương.
    – Đặt vị trí của mình vào 1 người dân lao động thời đó, em có suy nghĩ và
    hành động: vô cùng căm ghét và oán hận những chính sách của nhà Lương

    bài 2 

    a)

    Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

    – Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

    – Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

    – Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

    b)

    Vạn Xuân : mong muốn đất nước ta, dân tộc ta độc lập lâu dài và mãi tươi đẹp như vạn mùa xuân.

    Thiên Đức : Đức Trời

    bài 3 

    – Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

    – Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

    – Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,…

    – Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

    ⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

    Bình luận
  2. Bt1

    a) Từ năm 179 TCN đến năm 542 SCN là 720 năm.

    b)

    – Phân biệt đối xử: chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.

    – Biện pháp bóc lột: đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.

    – Tình cảnh của nhân dân ta lúc bấy giờ: vô cùng cực khổ, bị chèn ép, bóc lột về mọi mặt.

    – Trước tình cảnh đó: người nông dân có suy nghĩ phải quyết tâm lật đổ ách đô hộ, giành lại độc lập dân tộc.

    Bt2

    a.Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

    Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ

    b.ý nghĩa của tên vạn xuân:

    Đặt tên nước là Vạn Xuân vì mong cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước, khẳng định ý chí độc lập của dân tộc, mong cho đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui và tươi đẹp như vạn mùa xuân

    – ý nghĩa của tên Thiên Đức: Chỉ ý trời

    Bt3

    * Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

    – Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

    – Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

    – Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,…

    ⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

    * Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

    Bình luận

Viết một bình luận