* Bài tập 1 Lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”: * Bài tập 2. Em đã đọc truyện “Thầy bói xem voi”, “Ếch ngồi đáy giếng”. Từ m

By Skylar

* Bài tập 1
Lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”:
* Bài tập 2. Em đã đọc truyện “Thầy bói xem voi”, “Ếch ngồi đáy giếng”. Từ mỗi truyện hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.

0 bình luận về “* Bài tập 1 Lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”: * Bài tập 2. Em đã đọc truyện “Thầy bói xem voi”, “Ếch ngồi đáy giếng”. Từ m”

  1. 1,

    Hệ thống luận điểm:

    Luận điểm 1: Cung cấp tri thức:

    – Đầu tiên, sách có vai trò trong việc cung cấp tri thức cho con người. Sách ghi chép lại tất cả những tinh hoa tri thức của nhân loại từ tất cả lĩnh vực, sách khai phá cho con người đến với những chân trời tri thức mới lạ, trở nên bác học và uyên thâm, sâu sắc hơn. Sách thì có vô vàn những thể loại sách khác nhau, nhưng có một điểm chung đó là sách tốt giáo dục cho con người những tinh thần, tình cảm tốt đẹp. Có những cuốn sách giáo dục ta về lòng tin yêu cuộc sống: “Qùa tặng cuộc sống, Bạn đáng giá bao nhiêu?”,…

    Luận điểm 2: Thanh lọc tâm hồn.

    Thứ hai, sách là người bạn tốt giúp thanh lọc tâm hồn, giúp mỗi người chúng ta thấy được bình an và tâm hồn phẳng lặng, hướng thiện. Sách mang tính giáo dục sẽ luôn hướng chúng ta đến một cuộc sống thiện lương, tốt đẹp, hoàn thiện, tử tế. Đọc sách giúp ta tìm thấy chính mình, tìm kiếm những ý tưởng mới lạ, trút bỏ đi những gánh nặng ưu phiền hàng ngày.

    Luận điểm 3: Hướng thiện, phân biệt được phải trái đúng sai.

    Cuối cùng, sách chính là người bạn vĩ đại của toàn thể nhân loại. Ta có thể sống tốt hơn, hạnh phúc hơn nhờ đọc sách hàng ngày, phân biệt được đúng sai phải trái.

    2,

    – Câu chuyện “Thầy bói xem voi”

    Luận điểm: Hãy đánh giá mọi việc một cách toàn diện và khách quan, biết lắng nghe ý kiến của người khác.

    + Mọi việc đều có cái nhìn toàn diện và đa chiều

    + Việc bảo thủ và đánh giá mọi việc phiến diện sẽ chỉ làm cho chúng ta kém hiểu biết hơn và mâu thuẫn với những người xung quanh

    + Lắng nghe ý kiến của người khác là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.

    – Câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”

    Luận điểm: hãy luôn mở mang vốn hiểu biết của mình, khiêm nhường để học hỏi, tôn trọng mọi người xung quanh

    + Cuộc sống là một hành trình học tập không ngơi nghỉ.

    + Vốn tri thức của nhân loại là bao  la vô bờ

    + Chỉ khi luôn khiêm tốn và mong muốn mở mang tầm hiểu biết thì ta mới có thể phát triển được chính mình mà thôi

    Trả lời
  2. BT1

    • Luận điểm 1 : Sách là kho tri thức vô tận của con người, nuôi dưỡng con người về trí tuệ, tâm hồn;
    • luận điểm 2 :Sách giúp con người khám phá sự bí ẩn của thế giới tự nhiên, khám phá sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn của con người;
    •  luận điểm 3 : Sách giúp con người tích lũy về kinh nghiệm, giúp ta vượt qua thời gian đề hiểu biết quá khứ, hướng về tương lai
    • luận điểm 4: Nhờ có sách con người dễ dàng nắm bắt thông tin, vượt qua những trở ngại về không gian, thời gian. 
    • Luận điểm trên có cơ sở thực tế : Đó là thông qua thực tiễn sách mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Do đó, con người đã nhận rõ vai trò vô cùng quan trọng của sách.
    •  Luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” có tác dụng là linh hồn của bài viết vì nó thống nhất các đoạn văn thành một khối thông nhất

    BT2

    a.RÚt ra kết luận làm thành luận điểm:

    – Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.

    – Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.

    b.

    – Xây dựng lập luận chính:

    – Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả)

    – Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. (quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định)

    – Chẳng hạn, với đề “Không được chủ quan, kiêu ngạo”, có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:

      – Mở bài: Không được chủ qua, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.

      – Thân bài:

        + Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.

        + Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo.

        + Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.

      – Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.

    Trả lời

Viết một bình luận