Bài tập 10- Đọc bài 20: -Sưu tầm và tìm hiểu về các công trình kiến trúc tiêu biểu; các giáo lý tôn giáo- tư tưởng; số bài thơ, phú của các nhà văn họ

Bài tập 10- Đọc bài 20:
-Sưu tầm và tìm hiểu về các công trình kiến trúc tiêu biểu; các giáo lý tôn giáo- tư tưởng; số bài thơ, phú của các nhà văn học lớn thế kỉ X-XV.
-Tìm hiểu về An Nam tứ đại khí.

0 bình luận về “Bài tập 10- Đọc bài 20: -Sưu tầm và tìm hiểu về các công trình kiến trúc tiêu biểu; các giáo lý tôn giáo- tư tưởng; số bài thơ, phú của các nhà văn họ”

  1. Trần Nhân Tông hiện diện trong lịch sử với ba tư cách: 1) Vị vua anh minh, 2) Vị giáo chủ thông tuệ, 3) Thi sĩ tài hoa. Ông xứng là một danh nhân văn hóa thời Trần. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ bàn về một khía cạnh nhỏ về tư cách Giáo chủ và tư cách Thi sĩ của ông. Mà cũng chỉ bàn về một khía cạnh nhỏ là cảm hứng nghệ thuật về tôn giáo, hay cảm hứng tôn giáo trong nghệ thuật của ông, cùng với một đệ tử xuất sắc là Đệ tam tổ Huyền Quang, cũng là một thi sĩ tài danh bậc nhất đương thời.

    Tư tưởng Thiền Trúc Lâm của Đệ nhất tổ Trần Nhân Tông và Đệ tam tổ Huyền Quang được thể hiện một cách nghệ thuật quan ba tác phẩm Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca  Vịnh Vân Yên tự phú. Cư trần lạc đạo phú  Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca là hai tác phẩm của Trần Nhân Tông diễn tả hai cảnh huống tu hành – giác ngộ khác biệt, thể hiện tư tưởng “vô phân biệt”, không câu chấp vào hoàn cảnh, dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể đạt tới cái tâm không của nhà Phật. “Tùy tục”, “tùy duyên”, thích nghi, phổ dụng đại chúng, dung hợp đạo – đời để đến với Phật, là triết lý tu hành của Phật hoàng. Vịnh Vân Yên tự phú là tác phẩm mĩ hóa tư tưởng Trúc Lâm, nâng tư tưởng tôn giáo lên thành Cái Đẹp tuyệt đối qua con mắt của Đệ Tam tổ Huyền Quang. Điểm đặc sắc là ở chỗ, cả ba tác phẩm này đều được hai vị sư tổ dụng phép “dẫn Thiền dụ thi” và “dẫn thi nhập Thiền” để trình bày tư tưởng một cách nghệ thuật. Tư tưởng căn bản của Thiền Trúc Lâm là sự kế thừa và phát triển tinh hoa tư tưởng của ba phái Thiền thời Lý, hỗn dung với tinh thần thực tiễn và văn hoá dân tộc, trở thành một tư tưởng Thiền dân tộc rất đặc sắc. Tư tưởng Thiền Trúc Lâm tập trung vào mấy điểm quan trọng nhất là chú trọng “tâm học”, đề cao “đối tượng chứng đắc” và chủ trương phép tu “tuỳ tục”, được thể hiện sáng rõ trong các tác phẩm của hai vị sư tổ.

    Bình luận

Viết một bình luận