Bài tập 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh”. […]
– Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục – 2015, tr.200)
Câu 1. Xác định thành phần biệt lập trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nhà văn viết “anh nhắm mắt đi xuôi” để diễn tả sự thật nào? Cách viết như thế nhằm mục đích gì? Tìm một câu thơ (ghi rõ tên tác phẩm, tác giả) có mục đích viết tương tự.
Câu 3. Theo em tại sao tác giả lại viết “chỉ có tình cha con là không thể chết được” và tại sao nhân vật tôi (ông Ba) lại “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn” của đôi mắt ông Sáu
câu 1: thành phần biệt lập “hình như”
Câu 2: anh Sáu đã hi sinh. Nhằm giảm đi đau thương đối với người ở lại và thể hiện sự kính mến, xót xa với người lính đã ngã xuống vì Tổ quốc.
Thôi rồi Lượm ơi/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi
Bài “Lượm” của Tố Hữu
Câu 3:
Vì tình cha con là tình cảm ruột thịt thiêng liêng, đáng quý, đáng trân. Đó là yêu thương, là quan tâm, chăm sóc và đức hi sinh cao thượng. Tình cảm ấy dù là trong hoàn cảnh nào cũng sẽ mãi bền chặt và mang lại sức mạnh lớn lao cho con người trong đời.
Nhân vật ông Ba “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn” của đôi mắt ông Sáu” vì đó là đôi mắt của sự tin tưởng, đôi mắt của những nuối tiếc và đau thương. Bản thân ông Ba giờ phút ấy cũng xúc động khôn nguôi trước niềm tin mà người bạn mình đã trao trọn.
Câu 1: thành phần biệt lập tình thái
Câu 2. Nhà văn viết “anh nhắm mắt đi xuôi” để diễn tả cái chết thật nhẹ nhàng và thật thanh thản Cách viết như thế nhằm mục đích làm giảm đi sự mất mát đau thương của nguồi đã chết- ông Sáu
Câu 3: – tác giả lại viết “chỉ có tình cha con là không thể chết được” vì tình cha con là cái tình cảm ruột thịt và thiêng liêng mà người ngoài không hề có được đặc biệt hơn là ông Sáu khao khát được bé Thu gọi mình là cha thì trong giờ phút cuối cùng ông Sáu chuẩn bị đi ra trận thì tiếng cha từ trong đáy lòng của mình tiếng cha mà ông Sáu ngày đêm mong ngóng để được nghe dù chỉ là một lần trong đời nhưng ông vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc.
– nhân vật tôi (ông Ba) lại “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn” của đôi mắt ông Sáu. Đôi mắt của ông Sáu lúc bấy giờ là một đôi mắt buồn khi không trao được chiếc lược do tay mình làm trao tận tay cho đứa con gái của mình