Bài tập 4: ? Bài ca là lời của ai, hướng tới ai? Nhằm mục đích gì?
? Hình thức bài ca có gì đáng chú ý? ? Qua đó thể hiện tình cảm gì?
Câu 1 Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Câu 2 Sông Thao nước đỏ như son
Người đi có nhớ nước non quê mình?
Câu 3
– Cây gì hoa tím hoa vàng
Cây gì lắm củ từng chùm, chàng ơi?
– Cây cà hoa tím hoa vàng
Sắn kia lắm củ, từng chùm nàng ơi!
Câu 4
Rủ nhau đi chợ bán bầu
Lấy chồng Kẻ Nội chẳng giàu nhưng vui
Câu 1: Bài ca là lời của cha ông ta hướng tới con cháu, những người con đất Việt đang đi làm ăn ở khắp nơi về Phú Thọ – nơi được coi là vùng Đất Tổ cội nguồn của Việt Nam – ăn giỗ Tổ vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
– Hình thức bài ca là biến thể, lấy cảm hứng từ câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Qua đó thể hiện tinh thần đại đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ về tổ tiên, về các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
Câu 2: Bài ca là lời của người vợ ở nhà trông ngóng, hướng đến chồng đi làm ăn xa, nhắc nhở người chồng đi đến nơi xa hoa, nhộn nhịp không được quên mất quê hương, gốc gác của mình, như Sông Thao – là dòng sông chính dài, đi qua nhiều nơi, rẽ nhiều con suối – vì sông không bao giờ quên mất nguồn của mình.
– Hình thức bài thơ là biến thể, lấy cảm hứng từ câu ca dao:
“Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Ẻn cũng quên đường về.
Em nay buôn chỉ bán tơ,
Buôn ngọn sông Bờ, bán ngọn sông Thao.
Nước sông Thao biết bao giờ cạn?
Núi Ba Vì biết vạn nào cây
Sông Lô một giải trong ngần,
Thảnh thơi ta dũ bụi trần cũng nên.
Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên Phố Ẻn cũng quên đường về.
Mẹ em buôn chỉ bán tơ,
Buôn ngọn Sông Bờ bán ngọn Sông Thao.
Nước Sông Thao biết bao giờ cạn,
Núi Ba Vì biết vạn nào cây,
Nào nhà anh Tú đâu đây?”
Câu 3: Bài ca là lời của một đôi trai gái, đố nhau về những loài cây, củ, quả ở nơi quê mình.
– Hình thức câu ca dao là thể đối đáp, câu trên là câu hỏi của cô gái, câu dưới là câu trả lời của chàng trai. Qua bài ca, ta thấy đôi trai gái rất yêu thiên nhiên quê mình, cụ thể là những loài cây, củ, quả. Ta còn thấy họ rất thông hiểu về chúng qua những câu hỏi lắt léo, câu trả lời chính xác mà vẫn theo vần theo điệu bài ca.
Câu 4: Bài ca là lời của những người vợ thời xưa, nói với nhau về cuộc đời mình “lấy chồng Kẻ Nội chẳng giàu nhưng vui”.
– Kẻ Nội, hay Kẻ Noi xưa – nay là phường Cổ Nhuế, thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, đây là nơi đô thị hóa mạnh mẽ và sớm nhất ở Hà Nội. Nhưng người chồng trong bài ca không giàu như những người khác ở khu đô thị sầm uất này nhưng người vợ vẫn vui.
– Hình thức bài ca là lục bát. Bài ca muốn nói lên sự hài lòng về cuộc sống của người xưa, dù không giàu sang, phú quý, dù phải đi “bán bầu” để trang trải cuộc sống nhưng người vợ vẫn hài hòng với cuộc sống, với người chồng của mình