BÀI TẬP LỊCH SỬ 8 Câu 1: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu? • A. Ở Tuy-ni-di. • B. Ở An-giê-ri. • C. Ở Mê-hi-cô. • D.

BÀI TẬP LỊCH SỬ 8
Câu 1: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu?
• A. Ở Tuy-ni-di.
• B. Ở An-giê-ri.
• C. Ở Mê-hi-cô.
• D. Ở Nam Phi.
Câu 2: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
• A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
• B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
• C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
• D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 3: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
• A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
• B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
• C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
• D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
Câu 4 : Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?
• A. Phong trào nông dân
• B. Phong trào nông dân Yên Thế.
• C. Phong trào Cần vương.
• D. Phong trào Duy Tân.
Câu 6: Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?
• A. Bắc Kì và Nam Kì.
• B. Trung Kì và Nam Kì.
• C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì.
• D. Trung Kì và Bắc Kì.
Câu 7: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là ai?
• A. Văn thân sĩ phu yêu nước.
• B. Những võ quan triều đình.
• C. Nông dân.
Câu 8: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?
• A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước.
• B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
• C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 9: Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản ộng của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
Câu 10:Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

0 bình luận về “BÀI TẬP LỊCH SỬ 8 Câu 1: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu? • A. Ở Tuy-ni-di. • B. Ở An-giê-ri. • C. Ở Mê-hi-cô. • D.”

  1.  Câu 1 :B

    Câu 2: B

    Câu 3: B

    Câu 4 : C

    Câu 6: D

    Câu 7: A

    Câu 8: B

    Câu 9:

    * Nguyên nhân:

    – Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

    + Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết  ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).

    + Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

    – Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.

    * Diễn biến:

    – Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

    – Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

    Câu 10:

    – Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

    – Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.

    => Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

    Bình luận
  2. Câu1 B. Ở An-giê-ri.

    Câu2 B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

    Câu 3 B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

    Câu 4 C. Phong trào Cần vương.

    Câu 6 D. Trung Kì và Bắc Kì.

    Câu 7 A. Văn thân sĩ phu yêu nước.

    Câu 8 B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

    Câu 9 :

    Nguyên nhân: Sau 2 hiệp ước 1883 và1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền. Điều đó khiến Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu nhưng không thành.

    Diễn biến:

    -Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá.

    -Lúc đầu Pháp hoảng hốt rối loạn, sau đó chúng chiếm lại Hoàng Thành.

    -Chúng tàn sát, cướp bóc dã  man, giết hại hàng trăm người dân vô tội.

    Câu 10 : 

    – Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

    – Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. 

    ( hai câu cuối trong sách có mà b)

    Bình luận

Viết một bình luận