BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ OXIT, AXIT Câu 1: Dãy oxit nào dưới đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 sinh ra muối và nước A. CuO ; ZnO ; CO2. B. SO3 ; SO2

By Samantha

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ OXIT, AXIT
Câu 1: Dãy oxit nào dưới đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 sinh ra muối và nước
A. CuO ; ZnO ; CO2. B. SO3 ; SO2 ; P2O5
C. Fe2O3 ; CO2 ; P2O5 D. MgO ; Fe2O3 ; Al2O3.
Câu 2: Cặp chất nào dưới đây có thể tác dụng được với nhau
A. NaOH và CaO B. Ba(OH)2 và SO3
C. CuO và CO2 D. MgO và H2O
Câu 3: Oxit nào sau đây có thể phản ứng theo sơ đồ:
Oxit + HCl Muối + H2O
A. CuO B. Na2O C. Fe2O3 D. Cả 3 oxit trên
Câu 4: Hiện tượng quan sát được khi cho bột CuO vào dung dịch HCl:
A. CuO không tan.
B. Có khí thoát ra và dung dịch chuyển màu xanh.
C. CuO tan, dung dịch chuyển màu xanh.
D. Có kết tủa màu trắng xanh.
Câu5: Axit sunfuric loãng phản ứng được với dãy chất nào trong các dãy chất sau:
A. Cu ; MgO ; CaCO3 ; Mg(OH)2 B. MgO ; Fe ; BaCl2 ; Cu(OH)2
C. KOH ; CO2 ; MgO ; Ag D. HCl ; MgO ; Na2O ; Al
Câu 6: : Để làm khô khí SO2 người ta dẫn khí này qua
A. BaO. B. H2SO4 đặc. C. NaOH rắn. D. Ca(OH)2.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn16,25 gam Zn trong 100 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ). Nồng độ CM của dung dịch H2SO4 là
A. 1,5 M. B. 2,0 M. C. 2,5 M. D. 3,0 M.
Câu 8: Chỉ dùng nước và giấy quỳ tím có thể phân biệt được dãy oxit nào dưới đây?
A. MgO ; Na2O ; P2O5. B. K2O ; SO3 ; P2O5
C. CuO ; FeO ; Na2O D. SiO2 ; MgO ; Fe2O3.
Câu 9: SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?
A. NaSO3 và NaOH B. K2SO4 và HCl
C. CaSO3 và HCl D. CaSO3 và NaCl
Câu 10: Phản ứng nào sau đây xảy ra trong quá trình sản xuất vôi sống trong công nghiệp ?
A. CaCO3 ® CaO + CO2 B. 2Ca + O2 ® 2CaO
C. CaO + H2O ® Ca(OH)2 D. Ca(OH)2 + SO3 ® CaSO4 + H2O
Câu 11: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch a xit HCl và H2SO4 loãng:
A. CuO B. Mg C. Cu D. Mg(OH)2
Câu 12: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước.
A. Mg và H2SO4 loãng B. Mg(NO3)2 và NaOH
C. MgCl2 và AgNO3 D. MgO và H2SO4
Câu 13: Để pha loãng đặc người ta thực hiện
A. Rót nước từ từ vào H2SO4 đặc và khuấy đều.
B. Rót H2SO4 đặc từ từ vào nước và khuấy đều.
C. Rót H2SO4 đặc vào H2SO4 loãng và khuấy đều.
D. Cả 3 cách trên
Câu 14: Có 4 chất đựng riêng biệt trong 4 ống nghiệm như sau: CuO, Fe2O3 , Cu, Fe. Thêm vào mỗi ống nghiệmdung dịch axit clohiđric rồi lắc nhẹ, các chất có phản ứng với dung dịch axit clohiđric là:
A. Fe ; Fe2O3 ; CuO B. Cu ; Fe2O3 ; CuO
C. Cu ; Fe ; Fe2O3 D. CuO ; Cu ; Fe
Câu 15 : Cho các chất: Na2O ; H2O ; SO3 ; HCl ; NaOH. Số cặp chất có thể phản ứng được với nhau là:
A. 3 cặp B. 4 cặp C. 5 cặp D. 6 cặp
Câu 16: Cho 5,4 g bột nhôm vào dung dịch HCl 7,3%.
a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc là:
A. 2,24 (l) B. 3,36 (l) C. 4,48 (l) D. 6,72 (l)
b) Khối lượng dung dịch HCl đã dùng
A. 21,9 (g) B. 100(g) C. 150 (g) D. 300 (g)
Câu 17: Dãy các oxit nào dưới đây không tác dụng được vói dung dịch NaOH
A. CO2 ; MgO ; P2O5 B. SO3 ; P2O5 ; CO2
C. P2O5 ; SO2 ; CO2 D. SO2 ; N2O5 ; CO2
Câu 18: Dãy oxit nào sau đây tác dụng với H2O tạo thành bazơ ?
A. CuO, CaO, ZnO B. SO3, MgO, P2O5
C. Na2O, CaO, BaO D. SO3, CO2, P2O5
Câu 19: Cho khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl, phản ứng xong thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:
A. 2M B. 3M C. 5M D. 6M
Câu 20: Cho phương trình phản ứng sau: 6NaOH (dd) + X 2Y + 3H2O X,Y lần lượt là :
A. H2SO4 ; Na2SO4 B. P2O5 ; Na3PO4
C. HCl ; NaCl D. HNO3 ; NaNO3




Viết một bình luận