Bài tập1: Tìm và cho biết tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn trong những trường hợp sau: a) Hôm nay. Nam đã là tiến sĩ. b) Anh ấy đi khi nào? – Hô

Bài tập1: Tìm và cho biết tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a) Hôm nay. Nam đã là tiến sĩ.
b) Anh ấy đi khi nào?
– Hôm nay
Bài tập 2: Tìm trạng ngữ và cho biết công dụng của các trạng ngữ trong các câu văn sau:
a) Sáng tinh mơ, mẹ tôi đã dậy nấu nướng.
b) Trên đường về nhà, chúng em gặp bạn Nam.
c) Anh ấy nhanh chóng tìm ra lời giải bằng trí thông minh của mình.
d) Chúng ta cần chăm chỉ học hành để mai sau xây dựng đất nước.
e) Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới.
g) Vì ốm, bạn Nam phải nghỉ học bốn ngày.
Bài tập 3: Tìm cụm chủ – vị mở rộng câu và cho biết cụm chủ vị có vai trò gì?
a) Con mèo chạy làm đổ lọ hoa.
b) Ngôi nhà này cửa rất rộng.
c) Tôi thích bức tranh bạn Hùng lớp tôi sẽ chiến thắng.
e) Cây xoài ông tôi trồng đang ra quả

0 bình luận về “Bài tập1: Tìm và cho biết tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn trong những trường hợp sau: a) Hôm nay. Nam đã là tiến sĩ. b) Anh ấy đi khi nào? – Hô”

  1. BT1 : 

    a. Là câu đặc việt có từ đực biệt là Hôm nay 

    b. là câu rút gọn với từ rút gọn là Hôm nay 

    TD: làm cho câu phù hợp hơn với ngữ cảnh

    BT2: 

    a.Bộ phận trạng ngữ là:  “Sáng tinh mơ” để bổ sung thêm thời gian cụ thể cho câu . 

    b.Bộ phận trạng ngữ là: “Trên đường về nhà” để bổ sung thêm địa điểm em đi về .

    c.Bộ phận trạng ngữ là:  ”bằng trí thông minh của mình” sử dụng mẫu câu Bằng gì?

    d.Bộ phận trạng ngữ là:  ”để mai sau xây dựng đất nước.” sử dụng mẫu câu Để làm gì?

    e.Bộ phận trạng ngữ là:  ”Như một luồng gió lốc” sử dụng Để làm rõ taij sao 4 chiếc máy bay ào tới

    g.Bộ phận trạng ngữ là:  ”Vì ốm” sử dụng mẫu câu để nsoi rõ tại sao bạn nam phải nghỉ 4 ngày.

    BT3 :

    a, Con mèo/chạy//làm đổ lọ hoa.

              C1        V1

             C                            V

    b, Ngôi nhà này// cửa/rất rộng.

                                   C1     V1

               C                           V

    c) Tôi// thích bức tranh bạn Hùng/lớp tôi sẽ chiến thắng.

                                          C1     V1

        C                                 V

    d) Cây xoài ông tôi /trồng// đang ra quả

                            C1     V1  

         C                                             V

    Vote5 sao và hay nhất bạn nhé

    Bình luận
  2. Bài 1.

    a, Câu đặc biệt: Hôm nay

    Tác dụng: Xác định thời gian diễn ra sự việc (sự việc Nam là tiến sĩ)

    b, Câu rút gọn: Hôm nay (rút gọn nòng cốt câu)

    Tác dụng: Làm cho thông tin được nhanh hơn, câu trở nên gọn hơn

    Bài 2.

    a, Trạng ngữ: Sáng tinh mơ

    Tác dụng: xác định thời gian mà “mẹ tôi đã dậy nấu nướng”

    b, Trạng ngữ: Trên đường về nhà

    Tác dụng: xác định địa điểm mà “chúng em đã gặp bạn Nam”

    c, Trạng ngữ: Bằng trí thông minh của mình

    Tác dụng: xác định phương tiện để “anh ấy nhanh chóng tìm ra lời giải”

    d, Trạng ngữ: Để mai này xây dựng đất nước

    Tác dụng: xác định mục đích để “Chúng ta cần chăm chỉ học hành”

    e, Trạng ngữ “Như một luồng gió lốc” 

    Tác dụng: xác định cách thức để “bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới”

    g, Trạng ngữ “Vì ốm”

    Tác dụng: xác định nguyên nhân cho sự việc “bạn Nam phải nghỉ học bốn ngày”

    Bài 3.

    a, Con mèo chạy/ làm đổ lọ hoa.

             C                            V

    Con mèo/ chạy

       C                   V

    -> Cụm C-V “Con mèo chạy” làm thành phần chủ ngữ trong câu

    b, Ngôi nhà này/ cửa rất rộng.

               C                           V

    cửa/ rất rộng

    C             V

    -> Cụm C-V “cửa rất rộng” làm thành phần vị ngữ trong câu

    c) Tôi/ thích bức tranh bạn Hùng lớp tôi sẽ chiến thắng.

        C                                 V

    bạn Hùng lớp tôi/ sẽ chiến thắng.

     C                                  V

    -> Cụm C-V “bạn Hùng lớp tôi sẽ chiến thắng” làm thành phần phụ ngữ trong cụm danh từ

    e) Cây xoài ông tôi trồng/ đang ra quả

         C                                             V

    ông tôi/ trồng

        C            V

    -> Cụm C-V “ông tôi trồng” làm thành phần phụ ngữ cho cụm danh từ

    Bình luận

Viết một bình luận