Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm tiểu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Phạm Tiến Duật
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
1. Hình ảnh thơ xuất hiện trong khổ đầu lại xuất hiện trong khổ cuối bài thơ em vừa chép? Điều này có ý nghĩa gì? Ghi lại tên một bài thơ đã học cũng chọn cách kết cấu như trên
2. Xác định 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu của khổ thơ và cho biết hiệu quả diễn đạt của chúng
3. Kể tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 (nêu rõ tác giả) cũng viết về người lính trong chiến tranh. Những vẻ đẹp nào của người lính trong tác phẩm đó được Phạm Tiến Duật nối tiếp ngợi ca?
Ai có tâm giúp mik với ;((((
Câu 1:
hình ảnh thơ “không có kính”
Điều này tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, làm nên sự đăng đối, hài hòa trong bài thơ. Nhấn mạnh và cho thấy sự lãng mạn, thi vị trong thơ Phạm Tiến Duật gửi gắm qua hình ảnh chiếc xe không kính.
Bài thơ: Viếng lăng Bác
Câu 2:
Biện pháp tu từ điệp ngữ “không có” và biện pháp liệt kê: kính, đèn, mui xe, xước
Tác dụng: nhấn mạnh về gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường gian khổ. Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe. Bày tỏ tình cảm trân trọng, sự lạc quan của tác giả, người lính lái xe dành cho đồng đội cũng như cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
Câu 3:
Bài “Đồng chí” của Chính Hữu
Những vẻ đẹp được nối tiếp ngợi ca: tình đồng đội, tinh thần lạc quan, sự kiên cường vượt lên hoàn cảnh thử thách.