“Bài thơ về tiểu đội xe không kính vốn là một bài thơ”? Theo em có cần thiết phải dùng từ bài thơ trong nhan đề tác phẩm không? Vì sao?
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính vốn là một bài thơ”? Theo em có cần thiết phải dùng từ bài thơ trong nhan đề tác phẩm không? Vì sao?
Khi đọc nhan đề ta thấy từ bài thơ có vẻ thừa nhưng hai chữ bài thơ thêm vào cho ta thấy rõ hơn về cách nhìn, khai thác hiện thực của tác giả. Nhà thơ không chỉ viết về hiện thực của cuộc chiến tranh thông qua hình ảnh những chiếc xa không kính mà còn nói đến chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên trên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của cuộc chiến.
* Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ”nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.