0 bình luận về “bài thu hoạch sau khi thăm quan thành nhà hồ”
Hiện nay, để tăng hứng thú đối với một môn học quan trọng như Lịch sử, vào tháng 11 vừa qua lớp chúng em đã có một buổi thăm quan Khu di tích Bạch Đằng Giang để được chứng kiến tận mặt những gì được nghe đến trong bài học cũng như là tạo cơ hội để cho chúng em có những bài học thực tế sống động, đem lại nhiều thông tin quý giá cho chúng em.
Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km, di tích Bạch Đằng Giang (Tràng Kênh – Thủy Nguyên) xứng đáng là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Vùng cửa sông Bạch Đằng thực sự là một địa danh đặc biệt bởi trong một không gian không mấy rộng nhưng lại gắn liền với ba trận thủy chiến. Đó là những trận chiến biểu tượng cho tinh thần của một dân tộc anh hùng, chống lại những thế lực ngoại xâm lớn mạnh gấp bội lần.
Hiện nay, khu di tích Bạch Đằng Giang là một quần thể kiến trúc rộng lớn, mang nhiều yếu tố tâm linh lẫn nghệ thuật. Công trình được xây dựng vào năm 2008 và chính thức hoạt động đưa vào sử dụng vào năm 2011. Có thể coi Bạch Đằng Giang là một công viên rộng lớn giúp du khách cảm nhận nhiều sự khác nhau về nghệ thuật kiến trúc hiện đại.
Một phần của lịch sử hào hùng đã được tái hiện ở khu di tích mà chính xác là kể lại câu chuyện về ba lần chiến thắng giặc ngoại xâm trên cùng một dòng sông mang tên sông Bạch Đằng. Câu chuyện mà vị vua xưng vương đầu tiên của nước ta là Ngô Quyền đã đóng cọc ngăn thuyền đánh tan quân Nam Hán để dựng lên một đế chế phong kiến hàng nghìn năm tại Việt Nam hay nhà Trần mang tâm thế yêu nước cùng khí chất bất bại tạo lên cuộc ngược dòng ngoạn mục trong hai trận chiến vĩ đại trên sông Bạch Đằng được tái hiện sinh động trên bãi cọc ở khu di tích Bạch Đằng Giang.
Ở quá khứ những trận đánh chiến thắng ấy là bước ngoặt không thể thiếu để tạo nên những thế hệ ngày hôm nay. Dọc theo con đường tham quan khu di tích em cảm thấy vô cùng tự hào vì những gì ông cha ta đã làm được cũng như nhưng hy sinh của ông cha đối với đất nước. Bạch Đằng Giang chính là được xây dựng trên những chiến tích có thật đấy, nhà nước ta muốn người dân sẽ thấm nhuần tinh thần yêu nước và kế thừa tinh thần dân tộc nối tiếp theo lịch sử hiện đại.
Trước tiên chúng em đặt chân tới nhà trưng bày, nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng quan trọng cũng là nơi thờ tự vua Lê Đại Hành với chiến tích lịch sử đánh tan quân Tống vào năm 981. Đi tiếp tới Trúc Nhân Tông cùng tướng quân Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Họ đều là những anh hùng lỗi lạc trong lần thứ ba cuộc chiến với quân Nguyên Mông diễn ra vào năm 1288. Men theo khu di tích Bạch Đằng Giang còn có nơi thờ riêng mà nhân dân dành cho lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Dù Bác không thực sự có mặt trong những cuộc chiến đã xảy ra trong quá khứ liên quan đến bãi cọc Bạch Đằng nhưng Bác là thế hệ của lịch sử cận đại đem lại bước ngoặt vĩ đại thay đổi cả một nền văn hóa tương lai, lãnh đạo nhân dân ta chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm và mở ra chương mới của đất nước. Vì thế Nhà nước ta dành riêng cho Bác một nơi trong khu di tích nhằm bày tỏ sự kính trọng.
Gần cuối chặng đường khu di tích Bạch Đằng Giang, khu vực tiếp giáp trực tiếp với bãi cọc Bạch Đằng là đền thờ dành cho vua Ngô Quyền. Người chính là anh hùng vĩ đại mà lịch sử đã ghi nhận, chính vua Ngô Quyền là người đã mở ra triều đại nghìn năm phong kiến và cũng là người đầu tiên đưa ra ý tưởng đóng cọc trên dòng sông Bạch Đằng nhằm đánh bại quân Nam Hán tan tác năm 938. Kỷ nguyên mà vua Ngô Quyền tạo ra chính là bước tiến vĩ đại của lịch sử Việt Nam và nhắc tới sông Bạch Đằng là nhắc tới bãi cọc lịch sử cũng chính là nhắc tới Đức Vương Ngô Quyền.
Qua phát hiện của người dân tại địa bàn xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) và đề nghị của thành phố Hải Phòng, ngày 27 tháng 11 năm 2019, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng đã tiến hành khai quật khu vực cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê và phát hiện được 27 cọc gỗ. Căn cứ vào kết quả giám định niên đại, bước đầu Viện Khảo cổ học nhận định, bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn.
Còn theo GS Sử học Lê Văn Lan, việc xuất hiện bãi cọc Cao Quỳ là một điềm lạ và thiêng, lạ đó là kỳ, thiêng đó là diệu. Hai chữ không thể nói khác về sự phát lộ, phát hiện bãi cọc. Việc phát hiện và bắt đầu nghiên cứu bãi cọc là một sự kiện diệu kỳ xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ, báo hiệu một tương lai khả quan, đáng mừng về việc nghiên cứu truyền thống Bạch Đằng Giang, lịch sử truyền thống dân tộc. Đúng lúc là vào cuối năm Kỷ Hợi, đúng chỗ là xuất hiện ở huyện Thủy Nguyên, gần khu di tích Bạch Đằng Giang, tạo giá trị cho chỗ khu di tích, kết hợp với bãi cọc này tạo thành một khu quần thể Di tích Bạch Đằng Giang.
Tiếp đó, ngày 09 tháng 02 năm 2020, gia đình ông Đào Văn Đến tại thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã phát hiện được 13 cọc gỗ dưới đáy ao sau khi tiến hành bơm nước để thu hoạch cá. Sau khi được Viện Khảo cổ học tiến hành khảo sát khu vực phát lộ bãi cọc, ngày 13 tháng 02 năm 2020, UBND thành phố đã ban hành Quyết định khai quật khảo cổ khẩn cấp 13 cọc gỗ phát hiện tại xã Lại Xuân. Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học, thấy rằng các cọc gỗ phát hiện tại khu vực ao này có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu chiến trận Bạch Đằng năm 1288 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Vùng đất Hải Phòng trong thời gian phong kiến được xem là “yết hầu của Kinh thành”, từng góp công vào nhiều chiến thắng vĩ đại, oanh liệt của cha ông trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Vào thể kỷ thứ X, thế kỷ thứ XII, trên dòng sông Bạch Đằng đã diễn ra ba trận thủy chiến ác liệt nhất chống quân xâm lược phương Bắc trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam gắn với thiên tài quân sự của ba vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.
Trong đó, trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 chống quân xâm lược Nguyên – Mông, Trần Hưng Đạo đã cho bố trí một trận địa phục kích lớn, tái tạo trận địa cọc gỗ của Ngô Quyền, Lê Hoàn trên sông Bạch Đằng trước đây, đón đường tháo chạy của đoàn thủy quân Nguyên Mông do Ô Mã Nhi chỉ huy. Phần lớn cọc gỗ được chuẩn bị tại vùng Trúc Động, Lưu Kiếm, Lưu Kỳ thuộc huyện Thủy Nguyên bây giờ.
Trong trận này, Trần Hưng Đạo đã sử dụng nhiều tướng lĩnh người Hải Phòng, như Lương Toàn ở Giang Biên, Vĩnh Bảo; Trần Nhội, Trần Phương, Nguyễn Chính, Lý Hồng, Trần Hộ, Trần Độ, Lại Văn Thanh ở Thủy Nguyên; Hoàng Công Thản ở Hồng Thái, An Dương… Các vị tướng lĩnh có công nói trên đều được nhân dân các địa phương lập đền thờ phụng từ sau cuộc kháng chiến năm 1288 đến ngày nay. Hiện tại, ít có địa phương nào trên đất nước ta lại có hệ thống đền thờ Đức Vương Ngô Quyền, Hoàng đế La Đại Hành, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn nhiều và phong phú như Hải Phòng. Điều đó ít nhiều cho thấy có sự quan tâm giữa ba vị anh hùng dân tộc và tâm thức nhiều thế hệ người dân Hải Phòng.
Khu di tích đã xây ba pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11 mét, đặt trên một quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia… Các lễ hội chính tại khu di tích gồm có: mùng 06 tháng Giêng: khai hội. Ngày 14 và 15 tháng Giêng: khai ấn. Ngày 18 tháng Giêng: giỗ vua Ngô Quyền. Ngày 08 tháng 03 âm lịch: giỗ vua Lê Đại Hành và giỗ trận Bạch Đằng. Ngày 15 tháng 04 âm lịch: đại lễ Phật đản. Ngày 15 tháng 07 âm lịch: lễ Vu lan. Ngày 20 tháng 08 âm lịch: giỗ Đức thánh Trần (đại vương Trần Quốc Tuấn).
Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng là nơi các trường học tìm tới để giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào cho đời sau và từ đó góp phần nâng cao vị thế của thành phố Hải Phòng. Dự án xây dựng di tích lịch sử Bãi cọc Bạch Đằng trên cơ sở đã được các cơ quan, các nhà khoa học, khảo cổ học khảo sát, nghiên cứu đánh giá xác định đây là trận địa cọc về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Đồng thời đề nghị mở rộng phạm vi nghiên cứu, quy hoạch từ khu vực sông Đá Bạc về đến bến phà Rừng.
Trước khi bãi cọc Cao Quỳ và Lại Xuân phát lộ, từ năm 2008, Hải Phòng quan tâm đầu tư xây dựng Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang với hệ thống đền, chùa, tượng đài tôn nghiêm tại ngã ba sông Bạch Đằng khu vực có dãy núi đá Tràng Kênh hùng vĩ – trung tâm của chiến trường xưa, nơi có núi U Bò lịch sử. Khác với nhiều đền chùa trong cả nước, khách thập phương và người dân địa phương đến đây đều thoải mái, vui vẻ bởi sự văn minh, lịch sự, sạch sẽ trong quản lý di tích của khu di tích “ba không”. Đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh thu hút người dân mà còn mang nhiều dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông.
Vào thăm khu di tích Bạch Đằng Giang, điều em thấy tâm đắc nhất là công tác quản lý an ninh trật tự, vệ sinh cũng như ý thức của khách đến thăm rất tốt. Có thể chủ quan cho rằng, công tác quản lý và phục vụ nơi đây là một trong những hình mẫu để các nơi khác học tập, rút kinh nghiệm. Trong suốt cuộc hành trình tham quan, vãn cảnh chúng tôi không hề thấy hiện tượng ăn xin, ăn mày, không có cảnh quán hàng, chèo kéo; không thấy ai xả rác, vứt bừa bãi, không hề có hiện tượng cài tiền lẻ vào tượng…
Đội ngũ nhân viên vệ sinh làm việc luôn tay, đồ vật, sàn nhà lúc nào cũng được lau chùi sạch sẽ. Riêng có một điều làm cho cá nhân em cảm thấy không hài lòng đó chính là nhà máy xi măng ngay sát di tích, thậm chí cả trong khu di tích vẫn đang hoạt động. Nhìn một số ngọn núi xung quanh đang bị khai thác nham nhở làm phá vỡ cảnh quan, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến khu di tích.
Khu di tích có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về truyền thống đánh giặc ngoại xâm và tài thao lược của ông cha ta. Học sinh ngày nay có trách nhiệm giữ gìn những di tích lịch sử và kế thừa những giá trị đó của dân tộc. Chuyến đi kết thúc, nhưng những câu thơ của Lê Hường vẫn mãi vang vọng bên tai của em:
“ Bên sông mây nước mênh mông
Cháu con gặp dáng cha ông thủa nào.”
Bên cạnh những cái được và chưa được ở khu quần thể, sau chuyến đi này em mới cảm nhận sâu sắc được tầm quan trọng của những chuyến đi thực tế. Chuyến đi thực tế lần này đã giúp em hiểu rõ hơn rất nhiều về bài học lịch sử về ba lần đánh thắng quân địch trên sông Bạch Đằng. Liên hệ giữa những bài giảng trên lớp của giáo viên và tận mắt chứng kiến những bãi cọc trên thực tế mới thấy được tài năng lãnh đạo, nắm bắt tình hình của các anh hùng dân tộc.
Hơn thế nữa, sau chuyến đi thực tế lần này tinh thần yêu nước trong lòng em phát triển lớn mạnh. Em luôn tự hào mỗi lần nhắc tới các chiến công hiển hách của các bậc cha ông trong lịch sử. Sau khi trở về từ chuyến đi, em đã rút ra rất nhiều bài học khác nhau cho bản thân. Em sẽ luôn cố gắng học tập, vươn lên trong cuộc sống, để sau này trở thành một con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, chúng ta thế hệ ngày nay phải luôn luôn ghi nhớ, biết ơn và không bao giờ được phép quên đi lịch sử hào hùng của dân tộc, sự hy sinh của biết bao nhiêu thế hệ cha anh để chúng ta có thể có một cuộc sống tự do, ấm no ngày hôm nay.
Trên đây là phần trình bày về bố cục của một bài thu hoạch cùng với gợi ý viết bài thu hoạch sau chuyến đi thực tế.
Hiện nay, để tăng hứng thú đối với một môn học quan trọng như Lịch sử, vào tháng 11 vừa qua lớp chúng em đã có một buổi thăm quan Khu di tích Bạch Đằng Giang để được chứng kiến tận mặt những gì được nghe đến trong bài học cũng như là tạo cơ hội để cho chúng em có những bài học thực tế sống động, đem lại nhiều thông tin quý giá cho chúng em.
Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km, di tích Bạch Đằng Giang (Tràng Kênh – Thủy Nguyên) xứng đáng là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Vùng cửa sông Bạch Đằng thực sự là một địa danh đặc biệt bởi trong một không gian không mấy rộng nhưng lại gắn liền với ba trận thủy chiến. Đó là những trận chiến biểu tượng cho tinh thần của một dân tộc anh hùng, chống lại những thế lực ngoại xâm lớn mạnh gấp bội lần.
Hiện nay, khu di tích Bạch Đằng Giang là một quần thể kiến trúc rộng lớn, mang nhiều yếu tố tâm linh lẫn nghệ thuật. Công trình được xây dựng vào năm 2008 và chính thức hoạt động đưa vào sử dụng vào năm 2011. Có thể coi Bạch Đằng Giang là một công viên rộng lớn giúp du khách cảm nhận nhiều sự khác nhau về nghệ thuật kiến trúc hiện đại.
Một phần của lịch sử hào hùng đã được tái hiện ở khu di tích mà chính xác là kể lại câu chuyện về ba lần chiến thắng giặc ngoại xâm trên cùng một dòng sông mang tên sông Bạch Đằng. Câu chuyện mà vị vua xưng vương đầu tiên của nước ta là Ngô Quyền đã đóng cọc ngăn thuyền đánh tan quân Nam Hán để dựng lên một đế chế phong kiến hàng nghìn năm tại Việt Nam hay nhà Trần mang tâm thế yêu nước cùng khí chất bất bại tạo lên cuộc ngược dòng ngoạn mục trong hai trận chiến vĩ đại trên sông Bạch Đằng được tái hiện sinh động trên bãi cọc ở khu di tích Bạch Đằng Giang.
Ở quá khứ những trận đánh chiến thắng ấy là bước ngoặt không thể thiếu để tạo nên những thế hệ ngày hôm nay. Dọc theo con đường tham quan khu di tích em cảm thấy vô cùng tự hào vì những gì ông cha ta đã làm được cũng như nhưng hy sinh của ông cha đối với đất nước. Bạch Đằng Giang chính là được xây dựng trên những chiến tích có thật đấy, nhà nước ta muốn người dân sẽ thấm nhuần tinh thần yêu nước và kế thừa tinh thần dân tộc nối tiếp theo lịch sử hiện đại.
Trước tiên chúng em đặt chân tới nhà trưng bày, nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng quan trọng cũng là nơi thờ tự vua Lê Đại Hành với chiến tích lịch sử đánh tan quân Tống vào năm 981. Đi tiếp tới Trúc Nhân Tông cùng tướng quân Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Họ đều là những anh hùng lỗi lạc trong lần thứ ba cuộc chiến với quân Nguyên Mông diễn ra vào năm 1288. Men theo khu di tích Bạch Đằng Giang còn có nơi thờ riêng mà nhân dân dành cho lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Dù Bác không thực sự có mặt trong những cuộc chiến đã xảy ra trong quá khứ liên quan đến bãi cọc Bạch Đằng nhưng Bác là thế hệ của lịch sử cận đại đem lại bước ngoặt vĩ đại thay đổi cả một nền văn hóa tương lai, lãnh đạo nhân dân ta chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm và mở ra chương mới của đất nước. Vì thế Nhà nước ta dành riêng cho Bác một nơi trong khu di tích nhằm bày tỏ sự kính trọng.
Gần cuối chặng đường khu di tích Bạch Đằng Giang, khu vực tiếp giáp trực tiếp với bãi cọc Bạch Đằng là đền thờ dành cho vua Ngô Quyền. Người chính là anh hùng vĩ đại mà lịch sử đã ghi nhận, chính vua Ngô Quyền là người đã mở ra triều đại nghìn năm phong kiến và cũng là người đầu tiên đưa ra ý tưởng đóng cọc trên dòng sông Bạch Đằng nhằm đánh bại quân Nam Hán tan tác năm 938. Kỷ nguyên mà vua Ngô Quyền tạo ra chính là bước tiến vĩ đại của lịch sử Việt Nam và nhắc tới sông Bạch Đằng là nhắc tới bãi cọc lịch sử cũng chính là nhắc tới Đức Vương Ngô Quyền.
Qua phát hiện của người dân tại địa bàn xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) và đề nghị của thành phố Hải Phòng, ngày 27 tháng 11 năm 2019, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng đã tiến hành khai quật khu vực cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê và phát hiện được 27 cọc gỗ. Căn cứ vào kết quả giám định niên đại, bước đầu Viện Khảo cổ học nhận định, bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn.
Còn theo GS Sử học Lê Văn Lan, việc xuất hiện bãi cọc Cao Quỳ là một điềm lạ và thiêng, lạ đó là kỳ, thiêng đó là diệu. Hai chữ không thể nói khác về sự phát lộ, phát hiện bãi cọc. Việc phát hiện và bắt đầu nghiên cứu bãi cọc là một sự kiện diệu kỳ xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ, báo hiệu một tương lai khả quan, đáng mừng về việc nghiên cứu truyền thống Bạch Đằng Giang, lịch sử truyền thống dân tộc. Đúng lúc là vào cuối năm Kỷ Hợi, đúng chỗ là xuất hiện ở huyện Thủy Nguyên, gần khu di tích Bạch Đằng Giang, tạo giá trị cho chỗ khu di tích, kết hợp với bãi cọc này tạo thành một khu quần thể Di tích Bạch Đằng Giang.
Tiếp đó, ngày 09 tháng 02 năm 2020, gia đình ông Đào Văn Đến tại thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã phát hiện được 13 cọc gỗ dưới đáy ao sau khi tiến hành bơm nước để thu hoạch cá. Sau khi được Viện Khảo cổ học tiến hành khảo sát khu vực phát lộ bãi cọc, ngày 13 tháng 02 năm 2020, UBND thành phố đã ban hành Quyết định khai quật khảo cổ khẩn cấp 13 cọc gỗ phát hiện tại xã Lại Xuân. Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học, thấy rằng các cọc gỗ phát hiện tại khu vực ao này có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu chiến trận Bạch Đằng năm 1288 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Vùng đất Hải Phòng trong thời gian phong kiến được xem là “yết hầu của Kinh thành”, từng góp công vào nhiều chiến thắng vĩ đại, oanh liệt của cha ông trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Vào thể kỷ thứ X, thế kỷ thứ XII, trên dòng sông Bạch Đằng đã diễn ra ba trận thủy chiến ác liệt nhất chống quân xâm lược phương Bắc trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam gắn với thiên tài quân sự của ba vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.
Trong đó, trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 chống quân xâm lược Nguyên – Mông, Trần Hưng Đạo đã cho bố trí một trận địa phục kích lớn, tái tạo trận địa cọc gỗ của Ngô Quyền, Lê Hoàn trên sông Bạch Đằng trước đây, đón đường tháo chạy của đoàn thủy quân Nguyên Mông do Ô Mã Nhi chỉ huy. Phần lớn cọc gỗ được chuẩn bị tại vùng Trúc Động, Lưu Kiếm, Lưu Kỳ thuộc huyện Thủy Nguyên bây giờ.
Trong trận này, Trần Hưng Đạo đã sử dụng nhiều tướng lĩnh người Hải Phòng, như Lương Toàn ở Giang Biên, Vĩnh Bảo; Trần Nhội, Trần Phương, Nguyễn Chính, Lý Hồng, Trần Hộ, Trần Độ, Lại Văn Thanh ở Thủy Nguyên; Hoàng Công Thản ở Hồng Thái, An Dương… Các vị tướng lĩnh có công nói trên đều được nhân dân các địa phương lập đền thờ phụng từ sau cuộc kháng chiến năm 1288 đến ngày nay. Hiện tại, ít có địa phương nào trên đất nước ta lại có hệ thống đền thờ Đức Vương Ngô Quyền, Hoàng đế La Đại Hành, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn nhiều và phong phú như Hải Phòng. Điều đó ít nhiều cho thấy có sự quan tâm giữa ba vị anh hùng dân tộc và tâm thức nhiều thế hệ người dân Hải Phòng.
Khu di tích đã xây ba pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11 mét, đặt trên một quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia… Các lễ hội chính tại khu di tích gồm có: mùng 06 tháng Giêng: khai hội. Ngày 14 và 15 tháng Giêng: khai ấn. Ngày 18 tháng Giêng: giỗ vua Ngô Quyền. Ngày 08 tháng 03 âm lịch: giỗ vua Lê Đại Hành và giỗ trận Bạch Đằng. Ngày 15 tháng 04 âm lịch: đại lễ Phật đản. Ngày 15 tháng 07 âm lịch: lễ Vu lan. Ngày 20 tháng 08 âm lịch: giỗ Đức thánh Trần (đại vương Trần Quốc Tuấn).
Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng là nơi các trường học tìm tới để giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào cho đời sau và từ đó góp phần nâng cao vị thế của thành phố Hải Phòng. Dự án xây dựng di tích lịch sử Bãi cọc Bạch Đằng trên cơ sở đã được các cơ quan, các nhà khoa học, khảo cổ học khảo sát, nghiên cứu đánh giá xác định đây là trận địa cọc về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Đồng thời đề nghị mở rộng phạm vi nghiên cứu, quy hoạch từ khu vực sông Đá Bạc về đến bến phà Rừng.
Trước khi bãi cọc Cao Quỳ và Lại Xuân phát lộ, từ năm 2008, Hải Phòng quan tâm đầu tư xây dựng Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang với hệ thống đền, chùa, tượng đài tôn nghiêm tại ngã ba sông Bạch Đằng khu vực có dãy núi đá Tràng Kênh hùng vĩ – trung tâm của chiến trường xưa, nơi có núi U Bò lịch sử. Khác với nhiều đền chùa trong cả nước, khách thập phương và người dân địa phương đến đây đều thoải mái, vui vẻ bởi sự văn minh, lịch sự, sạch sẽ trong quản lý di tích của khu di tích “ba không”. Đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh thu hút người dân mà còn mang nhiều dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông.
Vào thăm khu di tích Bạch Đằng Giang, điều em thấy tâm đắc nhất là công tác quản lý an ninh trật tự, vệ sinh cũng như ý thức của khách đến thăm rất tốt. Có thể chủ quan cho rằng, công tác quản lý và phục vụ nơi đây là một trong những hình mẫu để các nơi khác học tập, rút kinh nghiệm. Trong suốt cuộc hành trình tham quan, vãn cảnh chúng tôi không hề thấy hiện tượng ăn xin, ăn mày, không có cảnh quán hàng, chèo kéo; không thấy ai xả rác, vứt bừa bãi, không hề có hiện tượng cài tiền lẻ vào tượng…
Đội ngũ nhân viên vệ sinh làm việc luôn tay, đồ vật, sàn nhà lúc nào cũng được lau chùi sạch sẽ. Riêng có một điều làm cho cá nhân em cảm thấy không hài lòng đó chính là nhà máy xi măng ngay sát di tích, thậm chí cả trong khu di tích vẫn đang hoạt động. Nhìn một số ngọn núi xung quanh đang bị khai thác nham nhở làm phá vỡ cảnh quan, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến khu di tích.
Khu di tích có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về truyền thống đánh giặc ngoại xâm và tài thao lược của ông cha ta. Học sinh ngày nay có trách nhiệm giữ gìn những di tích lịch sử và kế thừa những giá trị đó của dân tộc. Chuyến đi kết thúc, nhưng những câu thơ của Lê Hường vẫn mãi vang vọng bên tai của em:
“ Bên sông mây nước mênh mông
Cháu con gặp dáng cha ông thủa nào.”
Bên cạnh những cái được và chưa được ở khu quần thể, sau chuyến đi này em mới cảm nhận sâu sắc được tầm quan trọng của những chuyến đi thực tế. Chuyến đi thực tế lần này đã giúp em hiểu rõ hơn rất nhiều về bài học lịch sử về ba lần đánh thắng quân địch trên sông Bạch Đằng. Liên hệ giữa những bài giảng trên lớp của giáo viên và tận mắt chứng kiến những bãi cọc trên thực tế mới thấy được tài năng lãnh đạo, nắm bắt tình hình của các anh hùng dân tộc.
Hơn thế nữa, sau chuyến đi thực tế lần này tinh thần yêu nước trong lòng em phát triển lớn mạnh. Em luôn tự hào mỗi lần nhắc tới các chiến công hiển hách của các bậc cha ông trong lịch sử. Sau khi trở về từ chuyến đi, em đã rút ra rất nhiều bài học khác nhau cho bản thân. Em sẽ luôn cố gắng học tập, vươn lên trong cuộc sống, để sau này trở thành một con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, chúng ta thế hệ ngày nay phải luôn luôn ghi nhớ, biết ơn và không bao giờ được phép quên đi lịch sử hào hùng của dân tộc, sự hy sinh của biết bao nhiêu thế hệ cha anh để chúng ta có thể có một cuộc sống tự do, ấm no ngày hôm nay.
Trên đây là phần trình bày về bố cục của một bài thu hoạch cùng với gợi ý viết bài thu hoạch sau chuyến đi thực tế.