Bài toán Niu – tơn Bò ăn cỏ trên một cánh đồng. Giả sử cỏ mọc dày đặc và cao đều như nhau trên toàn diện tích cánh đồng và bò ăn cỏ đều như nhau. Biế

Bài toán Niu – tơn
Bò ăn cỏ trên một cánh đồng. Giả sử cỏ mọc dày đặc và cao đều như nhau trên toàn diện tích cánh đồng và bò ăn cỏ đều như nhau. Biết rằng 70 con bò ăn hết cỏ của cánh đồng trong 24 ngày, nếu có 30 con bò thì chúng sẽ ăn hết cỏ của cánh đồng trong 60 ngày. Hỏi bao nhiêu con bò sẽ ăn hết cỏ của cánh đồng trong 96 ngày?

0 bình luận về “Bài toán Niu – tơn Bò ăn cỏ trên một cánh đồng. Giả sử cỏ mọc dày đặc và cao đều như nhau trên toàn diện tích cánh đồng và bò ăn cỏ đều như nhau. Biế”

  1. Bò ăn cỏ đều như nhau, nên lượng cỏ mỗi con bò ăn trong 1 ngày là như nhau. Đó là “suất cỏ” của bò trong 1 ngày. Có bao nhiêu “suất cỏ” thì có bấy nhiêu con bò. 

    Bò tiếp tục ăn cỏ nhưng cỏ cũng tiếp tục mọc thêm trong thời gian tương ứng

    Do 70 con bò ăn hết chỗ cỏ trong 24 ngày nên 70 . 24 = 1680 (suất cỏ) chính là toàn thể số cỏ của cánh đồng và số cỏ mọc thêm trong 24 ngày

    Nếu 30 con bò ăn hết số cỏ trong 60 ngày thì chúng ăn hết 30 . 60 = 1800 (suất cỏ)
    1800 – 1680 = 120 (suất cỏ) chính là lượng cỏ mọc thêm trong 60 – 24 = 36 (ngày).

    Như vậy 24 ngày cỏ đã mọc thêm (120 . 24) : 36 = 80 (suất cỏ)

    Do đó, số lượng cỏ lúc đầu của cánh đồng là:

    1680 – 80 = 1600 (suất cỏ)

    Số suất cỏ mọc thêm trong 96 ngày là:

    (120 . 96) : 36 = 320 (suất cỏ)

    Số cỏ bò đã ăn trong 96 ngày là:

    1600 + 320 = 1920 (suất cỏ)

    Số bò phải tìm là: 1920 : 96 = 20 (con)

    @by-Phanhoangduc

    Bình luận

Viết một bình luận