Bài văn càng dài càng tốt ạ!
1. Tuổi trẻ và tương lai của đất nước
2. Văn học và tình thương
3. Nói không với tệ nạn xã hội
Mọi người giúp em với, nay thi rồi 🙁
Em cảm ơn trước ạ!
Bài văn càng dài càng tốt ạ!
1. Tuổi trẻ và tương lai của đất nước
2. Văn học và tình thương
3. Nói không với tệ nạn xã hội
Mọi người giúp em với, nay thi rồi 🙁
Em cảm ơn trước ạ!
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ Vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta, đã viết trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc năm 1946 như sau: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau bàn bạc về tuổi trẻ và tương lai của đất nước nhé!
Nói về đất nước ta trước năm 1945, thật là những cuộc sống tối tăm:
“Ôi nhớ những đêm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, làng thôn lính đầy”….
Những mảnh đời như lão Hạc, chị Dậu và cái Tí thật chẳng có lối thoát, không còn hi vọng gì, còn con trai lão Hạc thì:
“Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng …”
Kiếp sống của nhân dân lao động thì tăm tối, bị chà đạp về nhân phẩm và quyền sống; kiếp sống của những người trí thức cũng chẳng có tương lai: những ông giáo của Nam Cao cũng hệt như con hổ nhớ rừng: “Nay sa cơ chịu nhục nhằn tù hãm”…
Nhưng Bác Hồ đã tiên đoán được tiềm năng của dân tộc Việt chúng ta. Năm 1921, người đã viết: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”.
Với ý nghĩa “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, thực sự thanh niên là lực lượng hùng hậu, có sức khỏe. Có học vấn và tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới, trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và bối cảnh thế giới biến động phức tạp, Đảng ta đã khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thanh niên chiếm 1/3 dân số, là lực lượng xung kích, là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước ta. Hiện nay, thanh niên ta đang đứng trước những thời cơ là:
– Sự nghiệp đổi mới của Đảng, sự đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền và các ngành mở ra cho thanh niên nhiều cơ hội để phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành.
– Các chính sách của nhà nước như phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn và tay nghề, các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế nhiều thành phần …là cơ hội để thanh niên vươn lên làm giàu chính đáng.
Trong những năm 1920, Bác viết bài “Gửi thanh niên An Nam” như sau:
“Thanh niên chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà;; những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi! Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên của người không sớm hồi sinh!”. Cùng thời lúc ấy, nhà cách mạng Phan Bội Châu cũng mượn tiếng gà gáy để đánh thức tuổi trẻ.
“Dậy Dậy! Dậy!
Bên án, một tiếng gà vừa gáy.
Chim trên cây cũng tỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, em có biết cho chăng?
Ba mươi năm lẻ đã từng chua với xót…!!”
Rồi từ đó, nhà chí sĩ kêu gọi thanh niên:
Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ…
Mới thế này là mới! Hỡi chư quân!”…
Bao nhiêu năm trôi qua từ những năm 1920 ấy, bao anh hùng đã đổ máu xương xuống mảnh đất này! Bây giờ, trong những thanh niên thế kỉ XXI, ai là người còn nhớ đến những người lãnh tụ chịu tù tội, ai đếm được những máu xương nhuộm thắm quê hương để giành độc lập tự do? Nếu bạn có một hoài bão cao đẹp dựng xây đất nước, xin hãy đi lên bằng nghị lực của mình và một trí tuệ được thụ hưởng có chọn lọc thời mở cửa của thế kỉ XXI. Mong sao những thanh niên như thế có một tương lai tươi sáng khi bạn biết đi lên, sống xây dựng và cống hiến. bạn sẽ có một tương lai tươi sáng giữa một góc quê hương giàu đẹp!
Nhưng nếu bạn là một trong những bạn trẻ đang rong chơi thay cho việc vùi đầu vào nghiên cứu và học tập? Nếu bạn ăn chơi và vô tình sa chân vào con đường nghiện ngập, khó thoát ra? Vậy thì tương lai của những người như bạn đưa đất nước quê hương về đâu? Bạn đưa gia đình thân thích bạn đi đến nơi nào nếu nơi bạn đến là bệnh viện chữa AIDS? Nếu thanh niên chúng ta không là gánh nặng cho gia đình, xã hội, mà là chỗ dựa cho người thân yêu, thì đó là “con hơn cha là nhà có phước”. Đất nước càng nhiều người như thế, càng giàu mạnh hùng cường
????????????????????????????????????????????????????????
<span;><span;>Macxim – Gorki đã từng nói rằng “Văn học là nhân học”. Tức là văn học nghiên cứu về con người và bảo vệ tình cảm cao quý của con người. Quả thực như vậy! Văn học và tình thương luôn tồn tại một mối quan hệ chặt chẽ. Sẽ không một tác phẩm văn chương nào tồn tại lâu bền trong dòng chảy lịch sử của nó nếu như tác phẩm ấy viết ra không vì con người và không có tình thương yêu con người. Vì vậy, tình thương chính là một yếu tố quan trọng chi phối tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Để từ đó hướng đến cho người đọc đến những giá trị nhân đạo tốt đẹp.
Trước tiên ta cần hiểu “Văn học” là gì? “Văn học” là một loại hình nghệ thuật ngôn từ. Thông qua tư tưởng nghệ thuật, nhà văn đặt ra những vấn đề thể hiện suy nghĩ, cách đánh giá, thái độ đối với con người và cuộc đời. Qua đó, người đọc có thể nhận thấy được nhà văn đó là ai? Một nhà văn lãng mạn hay hiện thực chủ nghĩa? Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm trong nhân vật của mình là gì? Còn “tình thương” là gì? “Tình thương” chính là là một trạng thái cảm xúc trong mối quan hệ giữa con người với con người, để phân biệt người và thú. Nếu như động vật chỉ dừng lại xúc cảm thì con người phát triển hơn ở mức cao hơn của tình cảm đó là tình thương. Tình thương của con người rất đa dạng, có thể là tình cảm giữa anh chị em, máu mủ ruột già, tình mẫu tử, tình bạn hay thậm chí là tình thương giữa những người xa lạ với nhau.
Nói tới văn học là nói đến một phương tiện biểu đạt cảm xúc của con người. Và nhắc đến tình thương trong văn trọng chính là nhắc đến giá nhân đạo của văn chương. Ta có thể thấy qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chủ đề tư tưởng chính không phải là phản ánh cuộc sống nghèo khổ, cơ cực của nhân dân. Mà phải thấy một nỗi buồn xuyên xuốt tác phẩm khi Thạch Lam diễn tả tâm trạng của cô bé Liên: Nỗi buồn chán trước cuộc sống nơi phố huyện trong cảnh chiều tàn, số phận buồn chán, quẩn quanh, đơn điệu, tàn lụi và tối tăm, những kiếp người vô danh như mẹ con chị Tý không biết chờ đợi điều gì hơn giữa cái mênh mông của đói khổ… Qua đó, ta có thể thấy tư tưởng nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm của nhà văn. Thạch Lam bày tõ nỗi niềm buồn thương vô hạn đối với những kiếp người vô danh, vô nghĩa, không biết bao giờ mới biết đến ánh sáng của hạnh phúc. Để làm được điều đó thì chắc chắn rằng nhà văn phải có tình thương đối với chính cuộc sống hiện thực. Phải có một sự thức tỉnh sâu sắc của cá nhân, phải có niềm khao khát sống của bản thân người nghệ sĩ thì nhà văn mới thấy được, mới rung cảm, xót thương cho kiếp sống mờ mờ nhân ảnh – sống mà chỉ như sự tồn tại vô nghĩa, đúng nghĩa một kiếp sống “mòn” hay chết “mòn” về tinh thần.
Văn học làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn. Văn học làm nảy nở trong ta những tình cảm mới và giúp ta rèn dũa những tình cảm vốn có. Tứ đó, văn học giúp con người có thể thấu hiểu bản chất của con người, qua đó thấu hiểu chính bản thân mình. Tình thương vì lẽ đó mà ngày càng được đề cao. Con người sẽ chẳng thể nào sống mà không có tình thương. Đúng vậy! Chúng ta sẽ không thể có một tác phẩm “Chí Phèo” để lại tiếng vang cho đến ngày nay, nếu như Nam Cam không thể hiện tình thương đối với nhân vật của mình
Tóm lại, ta có thể khẳng định rằng: Văn học và tình thương có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, không thể tách rời nhau. Nhờ có văn học mà con người tìm thấy mình trong đó, cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người, được giãi bày, được đồng cảm, được thể hiện tình thương, được sẻ chia, được gợi ra những tình cảm chưa có. Văn học được ví như những hạt giống nuôi dưỡng tình thương trong lòng độc giả. Ngược lại tình thương là yếu tố hàng đầu chi phối tình cảm và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng của văn học vẫn phải là hướng tới tình cảm giữa người với người và phản ánh những hiện thực trong đời sống con người.
Tiếng nói tình cảm trong văn học được bày tỏ rất đa dạng, có khi là sự thể hiện xúc cảm một cách trực tiếp, nhưng đôi khi lại là sự gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình âm thầm kín đáo. Nhưng đích đến cuối cùng của văn học vẫn là tình thương. Một nhà văn chân chính phải phản ánh cuộc sống hiện thực và viết lên những câu văn bằng những tình thương cảm đối với chính nhân vật của mình. Có như vậy tác phẩm của anh ta mới chạm đến trái tim của người đọc và tồn tại mãi với hậu thế.
????????????????????????????????????????????????????
Đất nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập. Xã hội ngày một đổi mới. Nhân dân ta đã và đang làm nên bao thành tựu to lớn về kinh tế, về văn hoá,… rất đáng tự hào.
Nhưng đó đây, ta vẫn thấy “cộm” lên không ít hiện tượng tiêu cực làm hoen ố xã hội như tệ nạn cờ bạc, xì ke ma tuý, sống ăn chơi đua đòi, sống buông thả, tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,… Có không ít kẻ phạm tội là lứa tuổi vị thành niên, là học sinh trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Báo An Ninh từng đăng tải bao chuyện đau lòng. Vì nghiện ma túy mà có đứa con cầm dao giết cha mẹ, có đứa cháu dùng thuốc độc giết ông bà. Vì thua lỗ cờ bạc, nợ nần mà có một số đứa trẻ 14, 15 tuổi tổ chức thành băng cướp, giêt người, cướp của một cách rất dã man. Cầm đầu những nhóm trộm cướp mà nhiều phóng sự đưa tin và lên án là những kẻ cờ bạc, tiêm chích ma tuý.
Đứng trước vành móng ngựa là hình ảnh những phạm nhân với cặp mắt tinh quái, với đầu bù tóc rối, nhuộm đỏ, nhuộm vàng, nhuộm xanh, tai đeo khuyên bạc, ngực, bụng, lưng và chân tay,… xăm đủ hình xanh, đen các quái vật, các dị nhân rất khủng khiếp.
Để có tiền ăn chơi mà nhiều đứa trẻ vị thành niên gây ra bao vụ án mạng rùng rợn. Một số học sinh cá biệt sa vào vòng ăn chơi đua đòi, dây vào văn hóa phẩm không lành mạnh mà trốn học, bỏ học rồi sa ngã, phạm tội. Điện thoại di động “xịn” cầm tay đi lại nghênh ngang, túm tụm quán nhậu, quán cà phê… rất “sành điệu” phì phèo thuốc lá “ba số” tuy còn đi học nhưng trốn học kéo nhau đi chơi điện tử, dối cha mẹ lừa thầy cô giáo gây ra nhiều vụ “quậy” rất đáng lên án và chê trách.
Không ít các bậc cha mẹ trở nên bất lực khi có con em ăn chơi trác táng, rượu chè cờ bạc bê tha, tiêm chích ma túy mà bỏ học mà phạm tội.
Mở bất cứ tờ báo hàng ngày nào, báo địa phương cũng như báo trung ương, nhất là các báo Thanh niên, báo Tuổi Trẻ, báo Tiền Phong, báo Pháp luật… độc giả bắt gặp bao chuyện đau lòng, bao hiện tượng tiêu cực mà các phóng viên từng mạnh mẽ lên án.
Hãy nói không với các tệ nạn! Hãy xa lánh các kẻ cờ bạc, tiêm chích ma túy! Hãy tự nghiêm khắc với bản thân mình đừng dây vào các văn hoá phẩm không lành mạnh! Câu tục ngữ: “ dữ, giữ mình ” mà ông bà, cha mẹ vẫn nhắc nhở cháu con là bài học vô cùng sâu sắc.
Tuổi trẻ phải biết tự bảo vệ mình. Hơn bao giờ hết, học sinh phải biết tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, chăm chỉ học hành để sớm trở thành người con tốt của gia đình, người công dân tốt của đất nước.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Bài 1:
Trong mọi thời đại, tuổi trẻ chính luôn làm cả thế giới phải khâm phục vì sự anh dũng, tài trí năng động và nhiệt huyết của mình. Vì thế, tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước.
Tuổi trẻ chính là tuổi đẹp nhất đời người – cái tuổi biết bao ước mơ, hoài bão và lòng nhiệt huyết căng tràn, không chịu khuất phục trước khó khăn, luôn khao khát và dễ dàng tiếp cận cái mới. Tuổi trẻ chính là hành trang bước vào tương lai, vậy tương lai là gì? Đó là những điều sẽ xảy đến với mỗi chúng ta, là những điều đang đợi ta ở phía trước trên con đường đời. Nó lệ thuộc rất nhiều vào những điều mà ta đã và đang làm ở hiện tại. Tương lai mỗi con người thuộc thế hệ trẻ không chỉ là tương lai của họ, mà chính là tương lai của đất nước. Như vậy, ta thấy được rằng tương lai của mỗi đất nước đều phụ thuộc hoàn toàn vào công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ: Tuổi trẻ ngày nay chính là tương lai thế giới ngày mai.
Thật vậy, từ xưa đến nay, tuổi trẻ luôn là người nắm giữ tương lai, vận mệnh đất nước. Ngay từ thời xa xưa khi đất nước lâm nguy, có biết bao người trẻ tuổi đã đóng góp sức lực, thậm chí là tính mạng để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Ta có Thánh Gióng suốt 3 năm không nói, không cười, thế mà vừa nghe tiếng gọi người tài của đất nước liền vươn vai trở thành một tráng sĩ, tiêu diệt giặc Ân đang hoành hành.
Hay như Trần Quốc Toản, người đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên và hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ. Không được tham gia vào hội nghị Bình Than để bàn việc nước vì tuổi đời còn nhỏ, chàng thanh niên yêu nước đã uất ức đến mức bóp nát quả cam mà vua ban cho mình. Hình ảnh Trần Quốc Toản với lá cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” đã đi vào lịch sử Việt Nam.
Còn có Nguyễn Trãi, từ khi sinh ra đã được cha kì vọng sẽ rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Mới 28 tuổi, ông đã phải li biệt cha nơi ải Bắc khi Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt đày sang Tàu. Dù rằng có lòng hiếu thảo với cha, nhưng trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, Nguyễn Trãi đã chọn lấy vận nước đặt lên vận nhà, dâng cho Lê Lợi “Bình Ngô sách” và giúp vua diệt sạch quân Minh.
Không chỉ ngày xưa, tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến cũng không hiếm người tài đức vẹn toàn, hiến dâng cả tuổi xuân để đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, gìn giữ độc lập tự do dân tộc. Đầu tiên phải kể đến đó là Lý Tự Trọng, cậu trai chỉ mới 15 tuổi đã thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương. 1 năm sau, Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp bắt giữ, hành hạ, tra tấn và đánh đập dã man nhưng vẫn không làm lung lay ý chí của cậu. Thậm chí, lòng yêu nước của Lý Tự Trọng còn khiến cho cai ngục kính nể, gọi cậu là “ông nhỏ”. Bị giặc xử tử ở cái tuổi 17, Lý Tự Trọng vẫn không hề sợ mà nói rằng: “Con đường của thanh niên là con đường cách mạng, ngoài ra không còn con đường nào khác”
Còn có chị Võ Thị Sáu, một nữ du kích trẻ tuổi tham gia vào kháng chiến chống thực dân Pháp. Bị bắt và xử tử ở độ tuổi 16 – 1 độ tuổi vô cùng trẻ, nhưng khi đứng trước nòng súng của địch, chị vẫn hát vang bài ca Cách mạng và hô vang những lời cuối cùng: “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ chủ tịch muôn năm!”
Ngoài ra còn có rất nhiều những thanh niên xung phong, du kích hay những bác sĩ, y sĩ vào Nam ra Bắc tham gia kháng chiến. Đó là chàng thanh niên trẻ tuổi với cái tên Nguyễn Văn Trỗi, dù bị giặc xử tử vẫn dũng cảm hô to: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mĩ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!” Hay liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, một bác sĩ trẻ đã xung phong vào Nam, gắn bó với nghiệp cứu chữa bệnh cho chiến sĩ, để rồi lại bị phục kích và hi sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, để lại cho bạn bè vô vàn tiếc thương. Ngoài ra còn có lớp lớp thanh niên xung phong với màu áo xanh đi khắp mọi miền, làm xanh thêm màu xanh của đất nước.
“Từng vai áo phơi sẽ xanh thêm đời
Bàn tay làm nên những mùa vui”
Trong thời bình, tuổi trẻ vẫn đóng vai trò rất quan trọng, nhất là thế hệ thanh niên với màu áo xanh tình nguyện, mang kiến thức đến cho bản mường, mang ánh sáng đến mọi miền đất nước. Không chỉ có thế, dù là trong bất kì lĩnh vực nào, tuổi trẻ Việt Nam vẫn mang màu cờ sắc áo đến với bạn bè quốc tế. Từ năm 2002 đến năm 2018, tuổi trẻ Việt Nam đã 7 lần giành chức vô địch tại cuộc thi Robocon dành cho các nước châu Á và Thái Bình Dương, giúp nước ta trở thành nước có nhiều lần vô địch nhất trong lịch sử cuộc thi này. Hay như thần đồng Tiếng Anh Đỗ Nhật Nam, mới 8 tuổi đã đạt 940/990 TOEIC, lên 11 tuổi đạt 8.0 IELTSt với điểm Reading tuyệt đối là 9.0, đã làm rạng danh tuổi trẻ nước nhà. Còn có nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn – người châu Á đầu tiên đạt giải Nhất cuộc thi Chopin ở Ba Lan khi mới ở cái tuổi 22. Cũng không thể không nhắc đến đội tuyển U22 Việt Nam – đội tuyển đã giành chức vô địch SEA Games 30, đem lại hãnh diện cho nước nhà sau 60 năm chờ đợi.
“Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu
Trên những đèo mây, những tầng núi đá
Hai bàn tay ta làm nên tất cả…”
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Vì vậy, thế hệ sau, cũng chính là tuổi trẻ chúng ta phải tiếp tục và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước, đưa dân tộc Việt Nam ta “bước tới đài vinh quanh để sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ mong mỏi.
Bài 2:
Đôi khi vừa đọc xong một đoạn văn tả cảnh, ta bất chợt nhận ra vẻ đẹp của một nhành hoa trước sân nhà. Đọc xong một cuốn tiểu thuyết, ta thêm yêu cái góc phố hiền hòa nơi ta ở. Đó chính là lợi ích tuyệt vời của văn học, mang lại cho ta tình thương. Vì thế có thể nói, văn học và tình thương luôn sát cánh bên nhau.
Văn học là gì? Văn học nói đơn giản chính là học những cái đẹp, cái tốt, đi sâu vào thế giới quan của con người, khám phá những vẻ đẹp không chỉ ở hình thức mà còn ở tâm hồn mỗi con người như Góc-ki từng nói: “Văn học là nhân học”. Còn tình thương chính là tình cảm, là sự rung động, sự xót xa của một con người trước một số phận, một cuộc đời khác, giúp ta thêm yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người. Ta thấy được văn học và tình thương đều hướng tới làm đẹp cho tâm hồn con người, dạy ta làm người và sống người hơn, vì thế chúng có mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời nhau.
Vậy văn học có nguồn gốc từ đâu? Trường phái văn học lãng mạn có nguồn gốc từ tình cảm, từ những rung động khi đứng trước những vẻ đẹp của tự nhiên, của con người. Còn các thể loại văn học hiện thực hay văn học cách mạng bắt nguồn từ thực tế, từ cuộc sống, từ chính những câu chuyện ngày thường của chúng ta. Nhưng dù thế nào, văn học luôn mang hơi thở của cuộc sống, mà nguồn gốc cốt yếu của chúng như Hoài Thanh đã nói chính là tình thương người, rộng hơn là thương cả muôn loài, muôn vật.
Thế văn học có nhiệm vụ gì? Văn học là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, giúp cho ta biết tình cảm, gợi cho ta lòng vị tha và khiến cho ta sống người hơn. Vì thế văn học có công dụng gây nên cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, giúp con người ta có tình cảm hơn.
Thật vậy, văn học dạy ta biết yêu thương, tình cảm hơn trong mọi lĩnh vực. Đầu tiên phải kể đến đó là tình cảm gia đình. Qua những lời ru từ trái tim của mẹ, ta thấy được “Con cò bay lả bay la. Con cò cổng phủ, con cò Đồng Đăng…”, thấy được “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”. “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”, lời ru của mẹ đã đến với mỗi người từ khi mới sinh ra, và theo chúng ta đến hết cuộc đời, dạy cho chúng ta biết thế nào là tình cảm gia đình.
Ngoài ra, văn học còn luyện cho ta thêm yêu quê hương của mình. Không cần hoa mĩ cầu kì, “Quê hương” của Tế Hanh chỉ là một bức tranh trong sáng, đơn giản về một làng quê miền biển với biển xanh, cá bạc, buồm vôi và cái mùi nồng mặn của biển, ấy thế nhưng khi xa cách ông lại luôn tưởng nhớ về nó. Còn đối với Đỗ Trung Quân, quê hương chỉ đơn giản là chùm khế ngọt, là cầu tre nhỏ, là vòng tay ấm,… Đó là nơi mà “cô giáo dạy phải yêu”, là nơi mà “nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”. Tuy rằng ngây ngô, bình dị, nhưng những tình cảm ấy sẽ khiến cho người ta thêm yêu và tự hào về đất nước, dân tộc mình.
Càng yêu thương những số phận kém may mắn bao nhiêu, ta càng lên án những con người vô trách nhiệm, vô nhân tính bấy nhiêu. Ta thương xót cho “đồng bào huyết mạch” nhỏ bé khi đứng trước sức tàn phá của thiên tai mà căm ghét tên quan phủ lòng lang dạ thú trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Mặc cho dân đen ngoài kia vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, hắn chỉ mải mê với trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cắm đầu vào cuộc vui tổ tôm ở trong đình. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến cả những người phụ nữ như chị Dậu mà chúng cũng chẳng tha thì thử hỏi trên đời này còn việc gì chúng không dám làm? Thật là một bọn bất nhân vô lương tâm. Đọc những tác phẩm trên, lòng ta cũng cảm thấy thương xót cho nhân dân, cho chị Dậu mà căm ghét những tên quan trên chỉ biết hà hiếp dân lành, há chẳng phải là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của văn học hay sao?
Không chỉ bồi dưỡng tình cảm, văn học còn được dùng để phục vụ cách mạng, đấu tranh chống quân xâm lược. Có những tác phẩm cổ vũ tinh thần chiến sĩ, có những tác phẩm xoay chuyển cả tình thế chiến tranh, lại có những tác phẩm khiến người đời sau và cả thế giới phải cảm phục vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta, như Sóng Hồng từng nói:
“Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được ngâm trong một đêm trăng tại đền thờ Trương Hống, Trương Hát đã khiến cho quân Tống khiếp sợ bỏ chạy, đại bại quay về. Hay như Nguyễn Trãi đã từng khẳng định trong “Bình Ngô đại cáo” cho thiên hạ cùng biết, rằng đất nước Đại Việt chính là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, chủ quyền riêng; quân xâm lược là những kẻ phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. Nguyễn Đình Chiểu cũng đã từng dùng văn học để đấu tranh:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Bác Hồ cũng có cùng quan niệm với Nguyễn Đình Chiểu và cho rằng:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”
Qua những tác phẩm văn học trên, chúng ta có thể thấy được rằng: Văn học Việt Nam luôn đề cao lòng nhân ái và lên án kịch liệt những kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ, ích kỉ…Đây là tư tưởng nhân đạo đã trở thành truyền thống cao cả quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong học tập để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
Bài 3:
Ngày nay xã hội đang trên đà phát triển, sự giao lưu văn hóa giữa các nước cũng ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế mà chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần, tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, quá trình phát triển và hội nhập đó cũng có những mặt trái của nó, mà đặc biệt nhất là các tệ nạn xã hội đầy rẫy trong giới trẻ hiện nay..
Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là rượu chè, cờ bạc, mại dâm và ma túy.
Tệ nạn xã hội có ở khắp mọi nơi, và đương nhiên chúng cũng có những hình thức và biểu hiện khác nhau. Đầu tiên là những biểu hiện của người nghiện rượu chè. Khi say, những người này sẽ có những hành vi không đúng mực, cử chỉ thô lỗ, hành vi không kiểm soát được dẫn đến những hậu quả khó lường như thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với vợ con, người thân hay thậm chí là gây nên án mạng. Đồng thời, việc làm của họ cũng sẽ thay đổi so với trước. Những việc trước kia họ dành nhiều thời gian để làm, giờ đây sẽ gác hẳn sang một bên, vì phần lớn thời gian họ đều đã dành cho rượu chè. Li rượu đi kèm với những tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, mại dâm và thậm chí là ma túy. Trên tấm chiếu bạc, những con bạc dồn hết tâm trí vào ván bạc mình đang chơi, hoàn toàn không quan tâm đến mọi sự. Đánh rồi lại thua, rồi lại vay mượn, rồi lại thua hết. Đến khi không còn tiền đánh bạc mà món nợ thì đang chất đống sau lưng, những con bạc lại đi trộm cắp, thậm chí là cướp giật để có tiền thỏa mãn nhu cầu, gây nên những tệ nạn xã hội khác, đúng như câu nói của ông cha ta: “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết đem thân ngồi tù”. Vấn đề mại dâm ngày nay cũng đang ngày càng biến tướng, trá hình. Không chỉ những cô gái “đứng đường” chào mời khách một cách lộ liễu, những đường dây mại dâm lớn còn có các hình thức trá hình như cà phê đèn mờ, hớt tóc thanh nữ, massage, karaoke,… Còn đối với ma túy, đây là một tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm và khó nhận biết. Ngày xưa, khi ma túy tự nhiên được làm từ những cây trồng và chế phẩm của nó, người ta dễ dàng nhận thấy biểu hiện bên ngoài của những con nghiện ma túy là gầy gò, lờ đờ, mệt mỏi, dễ bị ốm, thường xuyên tỏ ra cáu gắt, mất ý chí và phương hướng trong mọi việc. Tuy nhiên ngày nay, khi ma túy đã được làm thành dạng bán tổng hợp như heroin hay tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá thì con nghiện hoàn toàn không có biểu hiện ra bên ngoài, thậm chí có thể trở thành những người có địa vị trong xã hội, khiến chúng ta rất khó nhận ra.
Vậy, nguyên nhân vì sao con người ta lại sa vào các tệ nạn xã hội như vậy? Đầu tiên, chính là cá nhân mỗi con người, nhất là tuổi trẻ hiện nay sẽ dễ có xu hướng sa vào các tệ nạn xã hội hơn vì thói học đòi, muốn bắt chước, thử một lần cho biết, sau đó liền bị nghiện đến không thể bỏ được. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ chính ý thức của mỗi người chúng ta. Nguyên nhân thứ hai đến từ phía nhà trường, gia đình và xã hội. Các trường học hiện nay vẫn chưa có biện pháp quyết liệt để xử lí các tệ nạn xã hội, khiến học sinh khi vào xã hội cũng sẽ “chứng nào tật nấy”, tiếp tục sa đọa. Thế nhưng, cũng như nhà trường, phần lớn các gia đình ngày nay quá nuông chiều, buông lỏng quản lí, đồng thời vì chưa hiểu tâm lí tuổi mới lớn nên gia đình không thể chia sẻ tâm tình với con cái, khiến con dễ sa vào các tệ nạn, mà đến khi phát hiện thì đã không thể nào cứu vãn. Xã hội cũng chưa có hệ thống pháp luật chặt chẽ, vì thế khiến cho những kẻ xấu dễ dàng lọt lưới, lôi kéo thêm nhiều học sinh, sinh viên sa vào tệ nạn xã hội.
Vậy tệ nạn xã hội gây nên những hậu quả ntn? Đầu tiên, đối với chính bản thân mỗi người, nó gây nên những hậu quả về sức khỏe, cuộc sống, tài sản và cả tương lai. Những cuộc đời tưởng chừng như đã tươi đẹp, nhưng cuối cùng lại chôn sâu dưới đáy chai rượu. Những con người vô tội bỗng dưng lại mất mạng hoặc bị thương tật chỉ vì những li rượu. Những trận bóng, những ván game với cược là hàng triệu, thậm chí là hàng chục triệu, hàng trăm triệu đã khiến nhiều người tiêu tốn cả gia tài, mất cả tương lai. Những cô gái trẻ vốn dĩ có tương lai tươi đẹp, lại sa chân vào chốn mại dâm, nơi xem người phụ nữ như cỏ rác. Hành vi của những con người ấy đã khiến xã hội ngày càng băng hoại, đạo đức suy đồi, giá trị, nhân phẩm con người không còn nữa, tất cả vẫn không bằng những đồng tiền vô tri. Hay như câu chuyện “cái chết trắng” của tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều, chính là ví dụ điển hình nhất cho sự nguy hiểm của ma túy đối với chính bản thân mỗi người. Không những thế, các tệ nạn xã hội còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Và cứ như thế, một thế hệ mới sẽ chìm vào sa đọa, khiến cho đất nước không thể phát triển được.
Để phòng chống các tệ nạn xã hội trong học đường, đầu tiên học sinh cần phải có ý thức, trách nhiệm với chính bản thân, giữ mình để không sa vào các tệ nạn xã hội. Mỗi người chúng ta nên tạo những thói quen tốt và định hướng lí tưởng sống đúng đắn. Đồng thời, nếu phát hiện bạn học có tham gia vào các tệ nạn xã hội, cần kịp thời báo cáo cho thầy cô, bạn bè để ngăn chặn các hành vi phạm pháp. Ta cũng cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương. Gia đình và xã hội cũng cần phải thắt chặt quản lí, để các tệ nạn không có được cơ hội tiếp cận những chủ nhân tương lai của đất nước
Từ đây ta thấy rõ tệ nạn xã hội đều có những tác hại đáng kể đến con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Mỗi chúng ta cần phải sống giản dị, lành mạnh và biết giữ mình để không sa vào các tệ nạn xã hội.
CHÚC BẠN HỌC TỐT.
Cho mình xin ctlhn nha