Bài văn viết về cảm nhận nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám

Bài văn viết về cảm nhận nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám

0 bình luận về “Bài văn viết về cảm nhận nhân vật tấm trong truyện cổ tích tấm cám”

  1. Truyện Tấm Cám giúp ta thấy được sự dịu hiền thật thà, đức tính cần cù, chịu khó của cô Tâm. Nàng luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người và được mọi người yêu mến, Chính những đức lính đáng quý đó đã làm em khâm phục nàng.

    Tấm là người thât thà nên bi Cám chơi xỏ và lấy hết cá trong giỏ. Thật đáng thương cho nàng, vì quá hiền nên không dám nói lên những oan ức từ trước đến giờ chỉ đành câm lặng.

    Mẹ con Cám lúc nào cùng muốn Tấm làm việc quần quật suốt ngày, không cho nghỉ ngơi. Họ luôn luôn tìm cách để cho Tấm phải buồn khổ. Những việc làm mà mẹ con Cám gây ra cho Tấm vô cùng độc ác. Và thật đáng thương em nghĩ sẽ có một ngày nào đó nàng được hạnh phúc và không bao giờ gặp khó khăn trở ngại nữa.

    Mẹ con Cám đã nhẫn tâm giết Bống của Tấm và không cho Tấm đi dự hội. Tấm ngậm đắng, ngồi khóc bên cửa sổ. Tấm như chú chim nhốt trong lồng, muốn bay vào tự do nhưng những thanh tre độc ác kia đã ngăn chim lại. Thế là ông Bụt hiện lên như một vị cứu tinh, giúp Tấm vượt qua mọi trở ngại. Ở hiền gặp lành. Và Tấm nghiễm nhiên bước lên ngôi hoàng hậu từ việc đánh rơi chiếc giày. Tuy vậy, mẹ con Cám vẫn không ngừng giở thủ đoạn đen tối. Một lần nữa mẹ con Cám giết Tấm, cho Cám thế ngôi hoàng hậu. Thật đáng ghét mẹ con Cám. Em cầu cho Tấm được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng qua nhiều lần thay lốt mà Tấm vẫn bị mẹ con Cám ám hại. Cuối cùng, tính thẳng thắn và kiên quyết đã giúp nàng có nhiều nghị lực để giết mẹ con Cám và nàng cùng với vua sống yên vui hạnh phúc bên nhau. 

            Học tốt

    Bình luận
  2. . Mở bài

    – Giới thiệu truyện Tấm Cám

    – Hình tượng Tấm 

    II. Thân bài
    a. Tính cách Tấm khi ở với mẹ con Cám.

    – Hiền lành, chịu khó, chăm chỉ

    – Nhẫn nhục

    b. Tấm thành hoàng hậu và âm mưu của mẹ con Cám.

    – Tấm thành hoàng hậu do tấm lòng tốt đẹp của nàng.

    – Dù trải qua bao nhiêu lần bị hại nhưng Tấm vẫn vượt qua và mỗi lần vượt qua thách thức ấy Tấm như mạnh mẽ hơn.
     c. Sự lại với thân phận  của Tấm

    – Tấm sống cùng bà lão nghèo, được gần gũi chia sẻ với nhân dân.

    -Cuối cùng nhà vua nhận ra nàng, đón nàng về cung.

    Ở hiền gặp lành và ác giả ác báo thật là đúng. Qua truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám đã thể hiện rõ điều đó. Truyện kể về cuộc đời số phận của Tấm – cô gái bất hạnh nhưng lại chăm chỉ chịu thương chịu khó mặc dù bị hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng cuối cùng Tấm đã gặp được hạnh phúc của cuộc đời mình.

    Tấm là một cô gái mồ côi từ nhỏ: “Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám”. Dì ghẻ luôn đối cử không tốt với Tấm và luôn hại Tấm. Mất giỏ cá là Tấm mất đi phần thưởng của dì, mất đi cái yếm đẹp, mất đi tình yêu thương mà Tấm khao khát có được. Không chỉ có vậy, chỉ còn con cá bống bầu bạn, Tấm cũng bị mẹ con Cám bắt lấy và giết thịt. Cuộc đời Tấm lúc nào cũng bị bắt nạt. Ngay cả con cá Bống duy nhất để bầu bạn cũng không được. Tấm luôn bị chèn ép và bắt nạt nhưng người tốt luôn được đền đáp .

    Nhờ Bụt, Tấm đã được giúp đỡ trở thành  hoàng hậu. Nhưng trở thành hoàng hậu thì hạnh phúc cũng chẳng được bao lâu thì cũng bị mẹ con Cám hại hết lần này đến lần khác. Tấm bị mẹ con Cám hại chết nhưng Tấm lại hóa thân thành chim Vàng Anh, Vàng Anh bị giết mọc lên cây xoan đào, xoan đào bị chặt, Tấm hóa khung cửi, khung cửi bị đốt, Tấm hóa quả thị, từ quả thị Tấm bước ra làm người. Dù chải qua bao nhiêu truyện nhưng Tấm vẫn sống và hưởng cuộc sống hạnh phúc và kẻ ác sẽ bị trừng phạt
    Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện đúng khát vọng cao đẹp của nhân dân đó là người tốt sẽ luôn được hạnh phúc còn kẻ xấu sẽ bị trừng phạt. Nhưng cũng qua nhân vật Tấm, nhân dân gửi gắm những ước mơ, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc thông qua nhân vật Tấm, người đọc hiểu được những ước mơ, khát vọng mà nhân dân gửi gắm, ta thấy được sự đấu tranh của tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội xưa.

    Bình luận

Viết một bình luận