Bạn nào giỏi làm ơn bài cho mình với: Câu 1. Nước Đại Việt thời Lê Sơ tồn tại trong khoảng thời gian nào? Câu 2.Thời Lê Sơ quân dân Đại Việt ph

Bạn nào giỏi làm ơn bài cho mình với:
Câu 1. Nước Đại Việt thời Lê Sơ tồn tại trong khoảng thời gian nào?
Câu 2.Thời Lê Sơ quân dân Đại Việt phải chống kẻ thù xâm lược nào?
Câu 3. Theo em bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào?
Câu 4. Vì sao nói pháp luật thời Lê Sơ đầy đủ và hoàn chỉnh hơn so với trước?
Câu 5.Làm rõ điểm giống và khác nhau về kinh tế của thời Lê Sơ so với thời Lý- Trần?
Câu 6. Xã hội thời Lê sơ có những giai cấp , tầng lớp nào?
Câu 7. Em hãy nêu những thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê Sơ?

0 bình luận về “Bạn nào giỏi làm ơn bài cho mình với: Câu 1. Nước Đại Việt thời Lê Sơ tồn tại trong khoảng thời gian nào? Câu 2.Thời Lê Sơ quân dân Đại Việt ph”

  1. Câu 1:

    Nước Đại Việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian gần 100 năm (1428-1527

    Câu 2:

    Thời Lê Sơ quân dân Đại Việt phải chống kẻ thù xâm lược là nhà Minh

    Câu 3:

    * Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

    – Ở trung ương:

    + Đứng đầu triều đình là vua.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở địa phương:

    + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

    + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

    Câu 4:

    Vì luật pháp thời Lê sơ có nhiều quyền lợi bảo vệ hơn trước: bảo vệ vua, hoàng tộc, quan lại và giai cấp thống trị,……………. Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

    Câu 5:

    – Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

    – Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội)

    Câu 6:

    Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ:

    -Giai cấpthống trị: bao gồm vua, quan, quý tộc, địa chủ phong kiến.

    + Vua: đứng đầu đất nước, có quyền lực cao nhất.

    + Giai cấp địa chủ, quan lại, quý tộc: có nhiều ruộng đất, là giai cấp bóc lột trong xã hội.

    -Giai cấp bị trị:

    + Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

    + Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công: ngày càng đông đảo, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội coi trọng.

    + Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa và dân tộc ít người.

    Câu 7:

    * Những thành tựu về văn hóa:

    – Văn học:

    + Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

    + Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

    – Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

    – Địa lí:  Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

    – Y học:  Bản thảo thực vật toát yếu.

    – Toán học:  Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

    – Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

    – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

    * Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

    – Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

    Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội – Đình.

    => Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

    Cho mình câu trả lời hay nhất với

    Bình luận
  2. Câu 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ tồn tại từ năm 1418 – 1427.

    Câu 2: Thời Lê Sơ chống quân Minh.

    Câu 3: Tổ chức bộ máy chính quyền, quân đội, luật pháp.

    Câu 4:

    – Trung ương: Một số cơ quan cùng chức cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường tính tập quyền.

    – Các đơn vị hành chính: Hệ thống thanh tra, giám sát tăng cường hoạt động từ Trung ương xã, tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thưad tuyên và xã.

    – Cách đào tạo, tuyển chọn quan lại: Lấy phương thức học tập và thi cử là chủ yếu.

    Câu 5:

    * Giống nhau: Đều phát triển và có nhiều thành tựu.

    * Khác nhau: Thời Lê Sơ kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.

    Câu 6: Xã hội thời Lê Sơ có tầng lớp thống trị và bị trị : quý tộc, địa chủ,…

    Câu 7:  (Mik ko có ý tưởng gì cho câu này)

    Bình luận

Viết một bình luận