Bằng 7 – 9 câu, hãy nêu cảm nghĩ của em về giá trị nghệ thuật, nội dung ở 2 câu thơ cuối bài sông núi nước nam

Bằng 7 – 9 câu, hãy nêu cảm nghĩ của em về giá trị nghệ thuật, nội dung ở 2 câu thơ cuối bài sông núi nước nam

0 bình luận về “Bằng 7 – 9 câu, hãy nêu cảm nghĩ của em về giá trị nghệ thuật, nội dung ở 2 câu thơ cuối bài sông núi nước nam”

  1. “Sông núi nước Nam”- Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt độc đáo cùng với cách hiệp vần quen thuộc tác giả đã khẳng định hùng hồn “Nam quốc sơn hà nam đế cư” đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

    @mochizou

    Bình luận
  2. Em đã được học rất nhiều bài thơ trung đại hay, ý nghĩa. Nhưng ấn tượng với em nhất là bài thơ ” Sông núi nước Nam”. Đặc biệt là hai câu thơ ” Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.” Đây cũng chính là lời cảnh báo về sự thất bại của kẻ thù nếu chúng muốn xâm lược nước ta. “Như hà “,”nghịch lỗ” thể hiện sự bất bình, khinh miệt của tác giả đối với kẻ thù. Các từ ngữ như ” nhữ đẳng”,”thủ bại hư” còn thể hiện niềm tin vào chiến thắng, ý chí quyết tâm trong việc bảo vệ chủ quyền nước nhà. Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc khẳng định chủ quyền đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm trong việc bảo vệ chủ quyền trước kẻ thù xâm lược.

    Bình luận

Viết một bình luận