Bằng chí tưởng tượng của mình em hãy tả dòng sông vào mùa nước cạn (ko chép mạng nhé)
By Julia
Bằng chí tưởng tượng của mình em hãy tả dòng sông vào mùa nước cạn (ko chép mạng nhé)
0 bình luận về “Bằng chí tưởng tượng của mình em hãy tả dòng sông vào mùa nước cạn (ko chép mạng nhé)”
“Quá nửa đời phiêu dạt Con lại về úp mặt vào sông quê”
Tôi vẫn thường nghe những câu hát quen thuộc ấy trong bài “Khúc hát sông quê” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo nhưng chẳng phải quá nửa đời người con người ta mới nhớ, mới thổn thức về quê hương, về con sông theo tháng năm tuổi thơ. Khi tôi mới đang ở cái tuổi lưng chừng của đầu hai, lòng không biết đã bao lần chênh chao, những buổi chiều khi nắng còn hoang hoải, vương vấn trên dòng sông lấp loáng ánh vàng, lòng chỉ muốn chạy thật nhanh ra bờ sông, đơn giản chỉ là để ngồi lặng im và lặng ngắm. Nghe tiếng chim chiều rả rích trên ngọn tre, lũy tre rì rào trong gió cùng những tạp âm từ đâu đó phía xa vọng lại. Đôi lúc chỉ thế thôi cũng thấy lòng bình yên đến lạ.
Tuổi thơ tôi gắn với xóm bờ đê, xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao nơi con sông Hồng chảy êm đềm dưới những rặng tre, bởi thế tính tình của sông tôi biết, nhưng không thể hiểu rõ bằng những lớp người đi trước. Sông Hồng mùa này nước cạn, để phô ra những dải cát trắng trải dài mênh mông. Bà ngoại bảo mấy năm gần đây về mùa này nước sông mới cạn đến thế chứ trước đây làm gì có.
Nhớ chỉ cách đây nửa năm, tháng 7 năm 2018, trận mưa lũ lớn đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, của cải của người dân, nước sông Hồng dâng cao, bao rau màu bà con trồng trên đất bồi ven dải sông Hồng ngập úng hết, từng tảng đất ở bãi giữa sông nơi người dân ngày ngày đổ mồ hôi canh tác, mưu sinh cứ thể mà lở ùm ùm xuống sông, kéo theo cả những khóm chuối, đinh lăng, ngô cũng lẳng lặng mà trôi theo dòng nước đang cuồn cuộn chảy xiết.
Thế rồi người ta mạo hiểm kéo nhau bơi thuyền ra vớt củi, có nhà vớt được nhiều mang cả ô tô tải đến chở. Mẹ tôi thi thoảng vẫn nhắc lại cho chị em tôi nghe câu chuyện vớt củi sông mùa lũ những năm 1996, 1997 mà nếu không may mắn vớ được cành sung to chà võng xuống sông, có lẽ tôi đã mất mẹ từ khi còn đang chập chững biết đi. Mẹ bảo, không phải người dân không hiểu mức độ nguy hiểm, chỉ là vì rằng mẹ tôi và những người như họ đã từng trải qua một thời khốn khó từng ăn cơm độn sắn, độn khoai, ăn nhiều đến nỗi say cả sắn thế nên đã hình thành trong nếp nghĩ, trong đời sống của thế hệ trước những tằn tiện, khốn khó.
Rồi từ những ngày Tết Nguyên đán đến nay, nước sông Hồng cứ thế mà cạn dần, để lộ ra những đống củi lớn mắc cạn lại giữa sông. Người ta lại gọi nhau đi kiếm củi sông. Bà bảo người dân quê mình là thế, đói nghèo vất vả đeo bám bao lâu nay, bây giờ đời sống gia đình nào có khá giả hơn chút thì cũng vẫn phải chi tiêu bóp chắt, tiết kiệm, thế nên cái gì tận dụng được mà làm ngơ thì tiếc, huống chi đấy là tre, là nứa, là gỗ… toàn những thứ dùng làm củi đun, chẳng gì cũng đỡ tiền mua củi mà lại đỡ vất hơn đun rơm rạ. Trước đây, khi nước sông đầy ắp nhìn thấy mênh mông là thế, ngồi trên thuyền để sang bãi bồi mà thấy lâu đến xót ruột, vậy mà lòng sông như hẹp lại khi nước sông cạn, đi bộ quãng chừng mươi, mười lăm phút là đã sang đến bãi bồi giữa sông.
Tôi còn nhớ, những năm tháng khi đang ở độ tuổi nhi đồng, muốn sang được chỗ sông cạn cũng phải chèo thuyền vì mất một quãng nước sâu. Ông ngoại ngày đó còn sức khỏe, chiều lòng các cháu nên ông chèo thuyền đưa sang chơi, cho chúng tôi ngồi nghịch cát, tô bụt, rồi lại tranh thủ gỡ vài cái đụt tôm cài từ hôm trước, vậy mà mang về cũng được bữa cơm.
Ngày ấy, có nhiều con thuyền nhỏ phía xa là chỗ dòng nước chảy siết, ông bảo đó là những người sống nhờ sông, hàng ngày đánh bắt cá đi bán kiếm tiền lo cho gia đình. Khi đó, chúng tôi cứ ao ước giá mà cạn hơn nữa thích nhỉ. Ông chỉ nhìn chúng tôi cườibảo, cạn quá nhiều người không có cơm ăn cháu ạ. Tôi không hiểu những điều lớn lao ông nói ngày đó cho đến mãi sau này khi đã lớn, đã chứng kiến, đã biết nhiều chuyện hơn về con sông lúc dữ dội và khi thì dịu êm ấy.
Những ngày này, khi bãi bồi lao xao giữa những cơn gió vẫn còn nhuộm hơi lạnh, đi dọc bờ sông Hồng chắc chắn sẽ thấy nhiều quãng sông nước rút để trơ lại những dải cát và cả những khoảng đất nứt nẻ. Trẻ em được người lớn dẫn ra bãi cát rộng lớn, thỏa sức nô đùa, đá bóng, chốn tìm, người nông dân tranh thủ dắt con trâu, con bò cho lững thững gặm cỏ xanh non ven bờ sông. Có người bảo cho trẻ ra sông làm gì cho nguy hiểm, ấy thế nhưng lũ trẻ ven sông vẫn được bố mẹ cho ra sông mùa này và chơi trong quãng sông được giới hạn.
Ở quê mà chân tay không biết lấm len đất cát, chưa một lần ướt đến rũ rưỡi từ tóc đến chân thì cũng tiếc vô cùng. Những đứa trẻ bây giờ cũng như chúng tôi ngày trước, được vui chơi thỏa thích, vùi tay chân vào cát mát lịm, rồi gối đầu lên quả bóng, nằm gác chân trên dải cát trắng chờ mặt trời đỏ rực lặn dần phía bên kia sông, chúng cũng ước ao giá như sông cứ cạn thế này mãi thì thích nhỉ.
Tôi chỉ biết đưa mắt nhìn phía xa, đằng kia người dân bên bãi bồi đang phải lấy nước rất khó khăn để tưới cho hoa màu, rồi xế chiều nhiều người gồng mình gánh đôi buồng chuối, người gánh quang rau đang bước từng bước châm chạp trên cát chốc chốc lại dừng nghỉ vì mệt, nhiều con thuyền nằm im lìm vì mắc cạn. Sông quê là thế…
Tuổi thơ tôi gắn bó với miền quê nghèo, nơi có con sông Đáy hiền hòa uốn lượn bên lũy tre làng xanh mát. Thế nhưng vào mùa lũ, con sông ấy trở nên hung dữ, đục ngầu, nước sông dâng ngập suốt dọc một triền đê.
Vào ngày mưa lũ, sông như trở mình sau giấc ngủ dài. Sau một thời gian mưa lớn, nước ở đâu bỗng đổ về đầy ắp dòng sông. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió. Làng mạc ven sông như xơ xác, tiêu điều. Tàu thuyền những ngày này dường như ít đi lại hơn vì sợ những con nước lớn sẽ nuốt chửng chúng. Tôi thích mùa lũ, vì với tôi, mùa lũ là một thứ gì đó vừa bí ẩn vừa thú vị. Được theo chú leo lên thuyền gỗ bơi ra ngoài sông, hoặc bơi ngay trong con sông nhỏ mà ngày thường là những con đường đất phẳng phiu. Lũ trẻ chúng tôi vui sướng khi nước lên mà không biết rằng đằng sau con nước đó là những nỗi lo âu của cha mẹ, ông bà. Mọi người ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút.
Vài ngày sau, nắng đã trải dài trên sông. Dòng sông lại hiền hòa như trước. Người dân quê vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Đất đai hai bên bờ được phủ kín một lớp phù sa màu mỡ báo hiệu một mùa vụ bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập. Bọn trẻ chúng tôi rủ nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông.
Tôi yêu tha thiết con sông quê mình dù có đôi lúc nó nổi giận vô cớ. Mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ.
“Quá nửa đời phiêu dạt
Con lại về úp mặt vào sông quê”
Tôi vẫn thường nghe những câu hát quen thuộc ấy trong bài “Khúc hát sông quê” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo nhưng chẳng phải quá nửa đời người con người ta mới nhớ, mới thổn thức về quê hương, về con sông theo tháng năm tuổi thơ. Khi tôi mới đang ở cái tuổi lưng chừng của đầu hai, lòng không biết đã bao lần chênh chao, những buổi chiều khi nắng còn hoang hoải, vương vấn trên dòng sông lấp loáng ánh vàng, lòng chỉ muốn chạy thật nhanh ra bờ sông, đơn giản chỉ là để ngồi lặng im và lặng ngắm. Nghe tiếng chim chiều rả rích trên ngọn tre, lũy tre rì rào trong gió cùng những tạp âm từ đâu đó phía xa vọng lại. Đôi lúc chỉ thế thôi cũng thấy lòng bình yên đến lạ.
Tuổi thơ tôi gắn với xóm bờ đê, xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao nơi con sông Hồng chảy êm đềm dưới những rặng tre, bởi thế tính tình của sông tôi biết, nhưng không thể hiểu rõ bằng những lớp người đi trước. Sông Hồng mùa này nước cạn, để phô ra những dải cát trắng trải dài mênh mông. Bà ngoại bảo mấy năm gần đây về mùa này nước sông mới cạn đến thế chứ trước đây làm gì có.
Nhớ chỉ cách đây nửa năm, tháng 7 năm 2018, trận mưa lũ lớn đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, của cải của người dân, nước sông Hồng dâng cao, bao rau màu bà con trồng trên đất bồi ven dải sông Hồng ngập úng hết, từng tảng đất ở bãi giữa sông nơi người dân ngày ngày đổ mồ hôi canh tác, mưu sinh cứ thể mà lở ùm ùm xuống sông, kéo theo cả những khóm chuối, đinh lăng, ngô cũng lẳng lặng mà trôi theo dòng nước đang cuồn cuộn chảy xiết.
Thế rồi người ta mạo hiểm kéo nhau bơi thuyền ra vớt củi, có nhà vớt được nhiều mang cả ô tô tải đến chở. Mẹ tôi thi thoảng vẫn nhắc lại cho chị em tôi nghe câu chuyện vớt củi sông mùa lũ những năm 1996, 1997 mà nếu không may mắn vớ được cành sung to chà võng xuống sông, có lẽ tôi đã mất mẹ từ khi còn đang chập chững biết đi. Mẹ bảo, không phải người dân không hiểu mức độ nguy hiểm, chỉ là vì rằng mẹ tôi và những người như họ đã từng trải qua một thời khốn khó từng ăn cơm độn sắn, độn khoai, ăn nhiều đến nỗi say cả sắn thế nên đã hình thành trong nếp nghĩ, trong đời sống của thế hệ trước những tằn tiện, khốn khó.
Rồi từ những ngày Tết Nguyên đán đến nay, nước sông Hồng cứ thế mà cạn dần, để lộ ra những đống củi lớn mắc cạn lại giữa sông. Người ta lại gọi nhau đi kiếm củi sông. Bà bảo người dân quê mình là thế, đói nghèo vất vả đeo bám bao lâu nay, bây giờ đời sống gia đình nào có khá giả hơn chút thì cũng vẫn phải chi tiêu bóp chắt, tiết kiệm, thế nên cái gì tận dụng được mà làm ngơ thì tiếc, huống chi đấy là tre, là nứa, là gỗ… toàn những thứ dùng làm củi đun, chẳng gì cũng đỡ tiền mua củi mà lại đỡ vất hơn đun rơm rạ. Trước đây, khi nước sông đầy ắp nhìn thấy mênh mông là thế, ngồi trên thuyền để sang bãi bồi mà thấy lâu đến xót ruột, vậy mà lòng sông như hẹp lại khi nước sông cạn, đi bộ quãng chừng mươi, mười lăm phút là đã sang đến bãi bồi giữa sông.
Tôi còn nhớ, những năm tháng khi đang ở độ tuổi nhi đồng, muốn sang được chỗ sông cạn cũng phải chèo thuyền vì mất một quãng nước sâu. Ông ngoại ngày đó còn sức khỏe, chiều lòng các cháu nên ông chèo thuyền đưa sang chơi, cho chúng tôi ngồi nghịch cát, tô bụt, rồi lại tranh thủ gỡ vài cái đụt tôm cài từ hôm trước, vậy mà mang về cũng được bữa cơm.
Ngày ấy, có nhiều con thuyền nhỏ phía xa là chỗ dòng nước chảy siết, ông bảo đó là những người sống nhờ sông, hàng ngày đánh bắt cá đi bán kiếm tiền lo cho gia đình. Khi đó, chúng tôi cứ ao ước giá mà cạn hơn nữa thích nhỉ. Ông chỉ nhìn chúng tôi cườibảo, cạn quá nhiều người không có cơm ăn cháu ạ. Tôi không hiểu những điều lớn lao ông nói ngày đó cho đến mãi sau này khi đã lớn, đã chứng kiến, đã biết nhiều chuyện hơn về con sông lúc dữ dội và khi thì dịu êm ấy.
Những ngày này, khi bãi bồi lao xao giữa những cơn gió vẫn còn nhuộm hơi lạnh, đi dọc bờ sông Hồng chắc chắn sẽ thấy nhiều quãng sông nước rút để trơ lại những dải cát và cả những khoảng đất nứt nẻ. Trẻ em được người lớn dẫn ra bãi cát rộng lớn, thỏa sức nô đùa, đá bóng, chốn tìm, người nông dân tranh thủ dắt con trâu, con bò cho lững thững gặm cỏ xanh non ven bờ sông. Có người bảo cho trẻ ra sông làm gì cho nguy hiểm, ấy thế nhưng lũ trẻ ven sông vẫn được bố mẹ cho ra sông mùa này và chơi trong quãng sông được giới hạn.
Ở quê mà chân tay không biết lấm len đất cát, chưa một lần ướt đến rũ rưỡi từ tóc đến chân thì cũng tiếc vô cùng. Những đứa trẻ bây giờ cũng như chúng tôi ngày trước, được vui chơi thỏa thích, vùi tay chân vào cát mát lịm, rồi gối đầu lên quả bóng, nằm gác chân trên dải cát trắng chờ mặt trời đỏ rực lặn dần phía bên kia sông, chúng cũng ước ao giá như sông cứ cạn thế này mãi thì thích nhỉ.
Tôi chỉ biết đưa mắt nhìn phía xa, đằng kia người dân bên bãi bồi đang phải lấy nước rất khó khăn để tưới cho hoa màu, rồi xế chiều nhiều người gồng mình gánh đôi buồng chuối, người gánh quang rau đang bước từng bước châm chạp trên cát chốc chốc lại dừng nghỉ vì mệt, nhiều con thuyền nằm im lìm vì mắc cạn.
Sông quê là thế…
Tuổi thơ tôi gắn bó với miền quê nghèo, nơi có con sông Đáy hiền hòa uốn lượn bên lũy tre làng xanh mát. Thế nhưng vào mùa lũ, con sông ấy trở nên hung dữ, đục ngầu, nước sông dâng ngập suốt dọc một triền đê.
Vào ngày mưa lũ, sông như trở mình sau giấc ngủ dài. Sau một thời gian mưa lớn, nước ở đâu bỗng đổ về đầy ắp dòng sông. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió. Làng mạc ven sông như xơ xác, tiêu điều. Tàu thuyền những ngày này dường như ít đi lại hơn vì sợ những con nước lớn sẽ nuốt chửng chúng. Tôi thích mùa lũ, vì với tôi, mùa lũ là một thứ gì đó vừa bí ẩn vừa thú vị. Được theo chú leo lên thuyền gỗ bơi ra ngoài sông, hoặc bơi ngay trong con sông nhỏ mà ngày thường là những con đường đất phẳng phiu. Lũ trẻ chúng tôi vui sướng khi nước lên mà không biết rằng đằng sau con nước đó là những nỗi lo âu của cha mẹ, ông bà. Mọi người ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút.
Vài ngày sau, nắng đã trải dài trên sông. Dòng sông lại hiền hòa như trước. Người dân quê vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Đất đai hai bên bờ được phủ kín một lớp phù sa màu mỡ báo hiệu một mùa vụ bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập. Bọn trẻ chúng tôi rủ nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông.
Tôi yêu tha thiết con sông quê mình dù có đôi lúc nó nổi giận vô cớ. Mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ.